Saturday, August 23, 2008

Solzhenitsyn và nghệ thuật

Photobucket

"Mình thật chưa bao giờ ngờ rằng Solzhenitsyn lại là một kẻ kinh tởm, thâm độc, đố kỵ và không thể hiểu nổi", Tarkovsky đã viết dòng chữ cay đắng này trong nhật ký của ông. Một điều ít ai có thể ngờ được, Solzhenitsyn trong con mắt của trí thức Nga lại thảm hại và đáng khinh đến như vậy. Một hệ thống tuyên truyền hết cỡ, ra sức ca ngợi Solzhenitsyn, phong thánh và chụp những vòng hào quang quanh ông. Nhưng liệu có một ai rõ ràng quan điểm về nghệ thuật của Solzhenitsyn. Tại sao Tarkovsky lại nhận xét về Solzhenitsyn như vậy? Không phải vì Solzhenitsyn phê bình bộ phim Andrey Rublev của Tarkovsky. Mà bởi vì chính qua bài viết về bộ phim Andrey Rublev quan điểm về nghệ thuật của Solzhenitsyn mới bộc lộ tất cả những đặc điểm mà người ta không thể ngờ tới ở một con người như vậy. Bộ mặt của Solzhenitsyn bỗng chốc bị lột trần ra một cách trần trụi qua chính bài viết của ông.

Năm 1983 Solzhenitsyn viết một bài báo phê phán bộ phim Andrey Rublev của Tarkovsky. Solzhenitsyn cho rằng: "Tiếp cận lịch sử - là quyền và cũng là trách nhiệm của chúng ta, và đó cũng là sự khẳng định của ký ức cứu rỗi của chúng ta. Nhưng liệu có được phép không khi tiếp cận với lịch sử không phải với mục đích nghiên cứu đặc biệt thời kỳ đó, mà để tìm kiếm sự tương tự, chìa khóa, cho những củng cố mong đợi về suy tư của mình, cho những mục đích của mình hôm nay? Cần phải nghĩ rằng: không không được phép. Nhưng với điều kiện: tiếp cận với những tài liệu lịch sử như là với những thứ thiêng liêng, không được giẫm nát nó, không được bóp méo tinh thần của nó (thậm chí cho dù nó trái ngược, khó chịu với chúng ta), cả kích cỡ lẫn cấu trúc nội tại của nó." Theo quan điểm của Solzhenitsyn, nghệ thuật không có quyền sáng tạo trên những sự kiện lịch sử, bởi vì những sự kiện đó là thiêng liêng, là không được phép xâm hại. Nghệ thuật trở thành chép sử. Các nhà sáng tạo nghệ thuật trở thành những tên hầu của sử quan.

3 comments:

  1. "Một điều ít ai có thể ngờ được, Solzhenitsyn trong con mắt của trí thức Nga lại thảm hại và đáng khinh đến như vậy."
    Tarkovsky là một trí thức Nga, điều đó thì đúng. Nhưng nếu như Solzhenitsyn qua con mắt của Tarkovsky "thảm hại và đáng khinh" thì cũng không nghĩa với việc Solzhenitsyn trong con mắt của trí thức Nga lại thảm hại và đáng khinh như vậy.
    Lấy ví dụ, trong nhật ký giả sử rằng Tarkovsky chửi một gã hàng xóm tên XYZ của ông bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, liệu chúng ta có thể viết rằng: thật không ngờ, gã XYZ trong con mắt của trí thức Nga lại bần tiện, xấu xa, bỉ ổi như vậy?
    Hơn nữa trong trường hợp này cần lưu ý là ý kiến của Tarkovsky về Solzhenitsyn có thể cũng không khách quan bởi vì trước đó Solzhenitsyn đã phê phán bộ phim của Tarkovsky.
    Bây giờ đặt ngược lại, vì Solzhenitsyn cũng là trí thức Nga, vậy có thể cho rằng, thật không ngờ trong con mắt của trí thức Nga, Tarkovsky là kẻ giẩm nát lịch sử, bóp méo tinh thần lịch sử. Một hệ thống tuyên truyền hết cỡ, ra sức ca ngợi Tarkovsky, phong thánh và chụp những vòng hào quang quanh ông hóa ra chỉ là trò lừa bịp trong mắt trí thức Nga!., và bộ phim Andrey Rublev của Tarkovsky đã bộc lộ "tất cả những đặc điểm mà người ta không thể ngờ tới ở một con người như vậy".

    ReplyDelete
  2. Tất nhiên trí thức Nga không phải là một tổ chức mà Tarkovsky là người phát ngôn. Song điều đó cũng không có nghĩa là đánh giá của một trí thức Nga không phải là đại diện hay tiêu biểu cho giới trí thức Nga. Cũng không thể nói rằng phải 90% hay một con số phần trăm nào đó của giới trí thức Nga đánh giá như vậy thì mới có thể coi đó là một đánh giá của trí thức Nga. Để biết một đánh giá nào đó có phải là tiêu biểu cho cả giới hay không thì có 2 đặc điểm: một là căn cứ vào lương tri để xét đánh giá đấy và hai là xem phản ứng của những người khác về đánh giá đấy. Phản ứng của những người khác là im lặng. Còn dựa vào lương tri thì tùy thuộc vào từng cá nhân. Nhưng nếu nghệ thuật là thứ chỉ được làm như thế này, không được làm thế khác, thì chính điều này phản ánh rất rõ ràng và lương tri không thể thế này hay thế khác nếu như lương tri quả là có.
    Vấn đề đặt ngược lại quá đơn giản nếu nó được xem xét bằng lương tri. Logic hình thức đôi khi lại không có một mảy may giá trị nào.

    ReplyDelete
  3. Tarkovsky là một trí thức Nga và đánh giá của ông về Solzhenitsyn là đánh giá của MỘT trí thức Nga về Solzhenitsyn, vậy thôi bác Đông A.
    Phản ứng (im lặng?) của "những người khác" về đánh giá của Tarkovsky về So9lzhenitsyn cũng có nói lên điều gì về "tính đại diện" đâu bác Đông A? :)
    (Nói thêm, cá nhân tôi, tôn trọng cả hai ông trí thức này...)

    ReplyDelete