Biến cố ở Phúc Kiến (福建事變, Phúc Kiến sự biến) hay còn gọi la` "Mân biến" (閩變) là một biến cố quân sự trong quân đội của Tưởng Giới Thạch (蔣介石) tại Phúc Kiến năm 1933 [1,tr. 357],[2,t.39,tr.234],[3,q.3, ch.23],[4]. Kết quả của biến cố này là sự ra đời của chính phủ Cách mạng Nhân dân và nước Cộng hoà Trung Hoa (Trung Hoa Cộng hoà quốc, 中華共和國). Chính phủ nước Cộng hoà Trung Hoa sẽ chẳng có gì đặc biệt đối với người Việt Nam nếu không có câu chuyện lá cờ của chính phủ này. Một nguồn thông tin trên internet cho rằng lá cờ của chính phủ Trung Hoa Cộng hoà này là lá cờ đỏ sao vàng giống như lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay nước Việt Nam ngày nay. Nhưng sự thực có phải như vậy?
Trước tiên chúng ta điểm qua các sự kiện chính của biến cố này. Sau cố gắng bảo vệ Thượng Hải khỏi quân Nhật, lộ quân 19 của Tưởng Giới Thạch chuyển về Phúc Kiến. Ngày 1 tháng 6 năm 1933, hai ngày sau "Hiệp định Đường cô" (塘沽協定, Đường cô hiệp định), Tưởng Quang Nãi (蔣光鼐), Thái Đình Khải (蔡廷鍇) tại Phúc châu phát thông điện phản đối Tưởng Giới Thạch thoả hiệp với Nhật. Lộ quân 19 từ đây chịu ảnh hưởng chủ trương kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung quốc. Ngày 26 tháng 10 năm 1933, Lộ quân 19 phái đại biểu tới Giang tây cùng với hồng quân công nông Trung quốc bàn bạc và thoả thuận Hiệp định sơ bộ phản Nhật phản Tưởng (反日反蔣的初步協定, Phản Nhật phản Tưởng đích sơ bộ hiệp định). Ngày 20 tháng 11 năm 1933, Đại hội đại biểu lâm thời nhân dân Trung quốc họp tại Phúc châu. Đại hội thông qua quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng Nhân dân (人民革命政府, Nhân dân Cách mạng Chính phủ) và ra Tuyên ngôn quyền lợi nhân dân (人民權利宣言, Nhân dân quyền lợi tuyên ngôn). Ngày 21 tháng11, Thái Đình Khải tuyên bố ly khai Quốc dân Đảng và thành lập Nhân dân Đảng. Ngày 22 tháng 11 năm 1933, Chính phủ Cách mạng Nhân dân nước Cộng hoà Trung Hoa tuyên cáo chính thức thành lập với Lý Tế Thâm [5] làm chủ tịch. Hạ tuần tháng 12 năm 1933 Tưởng Giới Thạch tấn công khu Tô Giang, đến trung tuần tháng 1 năm 1934 chiếm toàn bộ Phúc châu. Chính phủ Cách mạng Nhân dân nhập vào Lộ quân 19 rút lui về Chương châu và Tuyền châu. Ngày 21 tháng 1 năm 1934 Tuyền châu và Chương châu thất thủ. Mân biến đến đây hoàn toàn thất bại. Như vậy Trung hoa Cộng hoà quốc tồn tại trong vòng 2 tháng.
Một trong những tuyên bố của Chính phủ Phúc Kiến ngày 22 tháng 11 là từ bỏ lá cờ "Thanh thiên bạch nhật" của chính phủ Tưởng Giới Thạch và dựng một quốc kỳ mới. Quốc kỳ mới được miêu tả là: nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lam, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu vàng (nguyên văn: 以上紅下藍中崁五角黃星旗為國旗, dĩ thượng hồng hạ lam trung khảm ngũ giác hoàng tinh kỳ vi quốc kỳ) [1, tr. 357], [3, q. 3, ch. 23],[4]. Như vậy lá cờ của Chính phủ Phúc Kiến là lá cở nửa đỏ nửa xanh có sao vàng năm cánh ở giữa. Lá cờ này giống như lá cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguồn thông tin trên mạng internet về lá cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Phúc Kiến hoàn toàn sai sự thật. Người viết bài này không tìm được tài liệu nói về ý nghĩa của lá cờ hai màu này, nhưng căn cứ vào khẩu hiệu "Phản Tưởng kháng Nhật" và chính thể tập hợp công, nông, thương, học và binh của Chính phủ Phúc Kiến thì có thể suy đoán hai màu thể hiện Cách mạng và Giải phóng (phản Tưởng là Cách mạng, kháng Nhật là giải phóng), còn sao vàng năm cánh tượng trưng cho năm giới nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
[1]20世紀中國全記錄 (1900A.D.-1990A.D.). 戴月芳主編. 台北市,錦繡,民81.
[2]中國大百科全書, 梅益總編輯, 中國歷史. 台北市, 錦繡, 民82.
[3]劉鳳舞,民國春秋.
Bản điện tử tại http://www.millionbook.net/lsxs/l/liufengwu/mgcq/index.html
[4]福州曆史大事 http://www.chinacsw.com/cszx/fuzhou/lishi1.htm
[5] Lý Tế Thâm (李濟深) còn có tên là Lý Tế Sâm (李濟琛) , nguyên tên thật là Lý Cẩm Giang (李錦江), tự là Nhậm Triều (任潮) sinh năm 1885 mất năm 1959 [2,t.40,tr.555].
Tôi từng xem phim Trường Chinh của TQ trên VTV và từng thấy 1 đạo quân trong phim dùng cờ đỏ sao vàng y như của Việt Nam thời 1945 (nghĩa là các cánh ngôi sao mập hơn hiện nay). Cách mạng VN phát triển từ những con người VN lưu vong qua TQ hoạt động nên rất có thể ý tưởng "sao vàng năm cánh" bị ảnh hưởng. Nói chung quốc kì VN hiện nay có nguồn gốc ra đời chưa rõ ràng.
ReplyDeleteKhi muốn thay đổi lá cờ quốc gia thì phải được quốc hội thông qua hoặc qua một cuộc trưng cầu dân ý, và phải có lý do chính đáng, nước nào cũng vậy. Ngày xưa thời thập niên 1950s, thì VN Dân chủ Cộng hoà dùng lá cờ đỏ SAO VÀNG MẬP (chịu khó tìm những tấm hình cũ ngày xưa sẽ thấy), tôi không biết tại sao vì lý do gì mà sau đó lại đổi sang SAO VÀNG ỐM, mà cũng chẳng thấy thông báo quyết định gì cả từ nhà nước.
ReplyDeleteNếu "không có gì" thì tại sao phải âm thầm thay đổi ngôi sao trên lá cờ từ mập sang ốm như vậy, nếu không phải là muốn che đậy gì đó ?
Xem hình so sánh
http://i34.tinypic.com/2qa06s4.gif
http://cidc.library.cornell.edu/dof/students/cjr11/hobust.gif
Theo tài liệu của nhà nước CSVN thì cờ đỏ sao vàng ÐANG XỬ DỤNG LÀM QUỐC KỲ BÂY GIỜ do ông Nguyễn Hữu Tiến vẽ ra từ năm 1940. Khi ông Tiến vẽ thì lá cờ có ngôi SAO VÀNG MẬP vì được miền Bắc xử dụng làm quốc kỳ trong thập niên 1950s. Nhưng lá cờ đang xài bây giờ lại có ngôi SAO VÀNG ỐM, tức là không phải do ông Tiến vẽ ra hồi đó. Giải thích làm sao vấn đề này ?
ReplyDeletehttp://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html
ReplyDeleteCờ đỏ sao vàng MẬP
được xử dụng từ 22/8, 29/9/1945 đến 20/12/1946 cho Việt Nam và sau đó từ 20/12/1946 đến 20/7/1954 cho Bắc Việt Nam (VNDCCH)
Cờ đỏ sao vàng ỐM
được bắt đầu dùng từ 30/11/1955 cho miền Bắc và sau đó cho cả Việt Nam từ 2/7/1976
Tôi từng xem phim Trường Chinh của TQ trên VTV và từng thấy 1 đạo quân trong phim dùng cờ đỏ sao vàng y như của Việt Nam thời 1945 (nghĩa là các cánh ngôi sao mập hơn hiện nay)...
ReplyDeleteCám ơn bạn Trương...đã thấy như tôi cũng từng thấy qua phim quá rõ ràng khó lòng nói khác . Đoạn phim này diễn đi diễn lại nhiều lần tôi gọi cả nhà xem (có đảng viên trong đó nửa đấy để khỏi nói tôi quáng mắt haybày vẽ chuyện !)
Không nên coi là quá nghiêm trọng, cờ Đảng Búa Liềm cũng xài chung, giống khối Cộng Đồng Châu Âu xài chung cờ> Có được một sự nhất trí, hiệp thông công nhận chung một hệ thống giá trị của các nước Châu Âu là sức mạnh để phát triễn.
Điều đáng nói là đừng ngộ nhận như ông Nguyễn Chung Ngọc ,về tác giả nguyễn Hũu Tiến đã bị viện quân sử bác bỏ trong một cuộc hội thảo và xác nhận Trung Ương quyết định dùng lá cờ đỏ sao vàng. Việc ông nói Bải Dại là vị vua bù nhìn là quá xúc phạm . Bảo Đại là vị vua bị khống chế do luôn tìm cách chống lại Pháp còn so sánh với Ông Nguyễn Tất Thành bị cán bô Trung Quốc giật dây ép phải giết ân nhân của cách mạng VN trong CCRĐ mới là bù nhìn rơm . LIên xô rầy mới thây ra sai lầm có ân hận cũng quá muộn màng !
Chuyện bình thường mà, ngày xưa của ai bố không cần biết, bây giờ là của VN có ai đòi bản quyền phát minh đâu mà sợ...
ReplyDelete