Friday, August 8, 2008

Chung một giấc mơ

Tôi cứ có cảm giác khẩu hiệu Olympic năm nay ở Bắc Kinh thế nào đấy. Không biết có phải là cả nghĩ không? Tiếng Hán đọc thế này: Đồng nhất cá thế giới - Đồng nhất cá mộng tưởng. Có thể dịch ra tiếng Việt là: Chung một thế giới - Chung một giấc mơ. Tiếng Anh đơn giản hơn: One world - One dream, một thế giới - một giấc mơ. Tiếng Anh không có chữ chung. Chung một thế giới không có điều chi bất ổn. Nhưng chung một giấc mơ, chung một mộng tưởng, chung một mơ tưởng tôi cảm thấy rờn rợn ghê ghê thế nào đấy. Kundera trong tiểu thuyết Ignorance của ông có kể về một giấc mơ chung của những người di tản. Giấc mơ ngồi lên máy bay và hạ cánh xuống phi trường đúng nơi đã ra đi. Dưới chân cầu thang máy bay là cảnh sát chờ sẵn. Giấc mơ này nghê rợn không phải bởi vì có cảnh sát trong đấy, mà bởi vì trải nghiệm của mỗi cá nhân khác nhau, nhưng đêm đêm cả ngàn người cùng mơ một giấc mơ. Một giấc mơ tập thể, một giấc mơ nhấn chìm tất cả những đa dạng của cá thế trong một thế giới. Nơi đấy không còn có cá nhân, không còn có con người.

Tôi nghĩ về hai chữ "đồng mộng". Hai chữ này có xuất xứ từ Kinh Thi, bài Kê minh: Cam dữ tử đồng mộng. Ngọt ngào ngon giấc cùng chàng trong một giấc mộng. Đây là tình yêu, tình vợ chồng thắm thiết. "Đồng mộng" trở thành một điển tích, một ẩn dụ cho tình yêu, tình vợ chồng say đắm. Nhưng ở giấc mơ đó chỉ có hai người. Ba người đã là hỏng. Cả triệu người, cả tỉ người cùng một giấc mơ tôi thấy nó khủng khiếp quá.

Nền văn hóa Trung Hoa có một giấc mơ: giấc mơ thống nhất thiên hạ. Đỉnh cao tuyệt đối của đạo đức con người là bình thiên hạ. Chung một thế giới chỉ là cách phát biểu khác của thống nhất thiên hạ. Một thế giới tề tựu quanh Hoa Hạ, mảnh đất ở giữa thế giới, cái rốn của vũ trụ chẳng phải là giấc mơ ngàn đời của các Hoàng Đế Trung Hoa, chẳng phải là nỗi niềm khát khao đang chảy trong huyết quản của mỗi người Trung Quốc hay sao?

Xem lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh tôi không khỏi không nhớ tới lời của Lỗ Tấn:
Cái gọi là văn minh Trung Quốc kỳ thực chỉ là bữa tiệc thịt người bày ra cho bọn giàu sang hưởng thụ, mà cái gọi là nước Trung Quốc kỳ thực chỉ là cái bếp để sửa soạn bữa tiệc thịt người đó. Không biết mà tán dương thì còn tha thứ được, nhưng biết mà còn tán dương, thì cả thế hệ này sẽ bị người đời sau nguyền rủa mãi mãi!

Lỗ Tấn cứ gào thét, còn nước Trung Hoa thì vẫn cứ say trong một giấc mơ: giấc mơ về một bữa tiệc thịt người.

22 comments:

  1. Mấy bác ở đây rỗi rãi ghê. Bình luận soi mói kiểu này có mà cả ngày.
    Thêm mắm thêm muối vào thì A có thể thành B, tao yêu mày cũng có thể biến thành tao ghét mày. Tôi cũng không thích người Trung Quốc cho lắm, nhất là mấy vụ tranh chấp ở VN gần đây. Nhưng chuyện gi` cũng quy về chính trị thì không hay cho lắm. Ai cũng biết tinh thần thi đấu của Olympic là đoàn kết và vì hòa bình, không có một chút chính trị nào trong này cả (hình như mọi người ở đây quên mất điều này). Mà giấc mơ về 1 thế giới hòa bình và đoàh kết thì tôi nghĩ ai cũng có.

    ReplyDelete
  2. baby_learns_to_fly™August 9, 2008 at 1:38 AM

    Vớ vỉn, thế chung một giấc mơ là có nghĩa là người ta không được phép có những giấc mơ khác à ? Mỗi người chỉ có một giấc mơ thôi à ?

    ReplyDelete
  3. baby_learns_to_fly™August 9, 2008 at 1:42 AM

    Ghét nhất là kiểu viết suy bụng ta ra bụng người, xuyên tạc, vơ đũa cả nắm, lèo lái suy nghĩ của những reader khờ khạo theo ý mình.
    http://www.byhuy,

    ReplyDelete
  4. Có ai nói mỗi người chỉ có một giấc mơ duy nhất đâu. Vấn đề ở đây là nhiều người cùng chung một giấc mơ. Giấc mơ là những gì mang tính riêng tư, thầm kín và là trải nghiệm của mỗi cá nhân. Làm sao nhiều cá nhân có thể cùng có một giấc mơ? Chung một giấc mơ là khi cá nhân không còn nữa hay khi cá nhân bị đối xử như không phải là một cá nhân.

    ReplyDelete
  5. Trong lễ khai mạc, truyền hình TQ cố ý không quay bác Triết, trong khi lại quay hầu hết lãnh đạo các nước và vũng lãnh thổ khác (ngoại trừ Hồng Kông, Đài Loan). Có lẽ TQ coi VN cũng như Hồng Kông, Đài Loan thôi.
    Còn cái một giấc mơ của bác thì khỏi cần phải đến bi giờ nó mới phát bộc lộ ra, mà từ lâu rồi. Trung Quốc đã thể hiện tư tưởng bành trướng của mình một cách quá khéo léo, trên mọi mặt trận. Xem mấy phim 'bom tấn' của họ trong vài năm gần đây thì rõ.

    ReplyDelete
  6. hay quá anh ơi ! Rất tâm đắc !

    ReplyDelete
  7. Trời!một Tần thủy hòang tới giờ vẫn còn khủng khiếp,nói gì đây ?...

    ReplyDelete
  8. cháu nghĩ ý ở đây không phải là giấc mơ khi chúng ta ngủ.

    ReplyDelete
  9. Hoài Nghĩa ChấtAugust 9, 2008 at 4:11 AM

    Viết nhẹ nhàng, dễ cảm nhận. Hay!

    ReplyDelete
  10. Khi thi đấu thể thao, giấc mơ của mọi VĐV chắc chắn là HCV. Các bác tán ra kinh quá.
    Trong khi lễ khai mạc Olimpic Bắc Kinh đang diễn ra, thì ở phía nam nước Nga, một bữa tiệc thịt người thịnh soạn đang nóng hổi đã dọn ra. Ước lượng hàng chục đến hàng trăm ngàn nhân mạng sẽ được các loại đạn chế biến.
    Cùng một chủ thể, chỉ cần khác góc nhìn thôi đã cho ra hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Ở góc độ văn chương, Lỗ Tấn là đại văn hào. Nhưng trên góc độ tiêu hóa, không riêng gì Lỗ Tấn, mà mọi người trên quả đất này đều là những chiếc máy vạn năng sản xuất ... phân!

    ReplyDelete
  11. Anh viết quá đúng. Ai chứ em là em không mơ chung với Tàu đâu. Nó mơ chiếm hết đảo TS-HS của mình mà mình mơ chung dí nó có mà điên.

    ReplyDelete
  12. Chia sẻ cảm giác với anh ạ

    ReplyDelete
  13. Đồng ý với suy nghĩ của bạn.Nhìn thấy hình Mao to tướng ở Thiên An Môn mà tởm Một con người vô liêm xỉ, tàn sát giết bao nhiêu trệu dân Trung Hoa mà vẫn được thờ phượng ? Văn minh người Trung Hoa để đâu ???

    ReplyDelete
  14. mỗi người mỗi giấc mơ, mỗi ước mơ, chung một giấc mơ thì thật kinh dị, cái này là Trại Súc Vật rồi, mọi người đều phải mơ một giấc mơ.
    Hãi thật, bọn Khựa.!

    ReplyDelete
  15. Vừa xem khai mạc vừa trầm trồ, vừa lẩm bẩm chửi anh ạ. Thằng Tàu mãi mãi là vậy!

    ReplyDelete
  16. @Mr. Do: Nó có quay bác Triết của mình đấy chứ. Nhưng trông bác ko được phong độ lắm.

    ReplyDelete
  17. Nam Hy Hoàng PhongAugust 9, 2008 at 8:27 PM

    Xin phép bác Dong A cùng các bác viếng thăm bài này để được lảm nhảm mấy lời bậy bạ ngoài lề với kẻ khác:
    "Cái loại lập trình viên PHP hạng bét, vô học" mà cứ thích xía mũi vào những vấn đề không hiểu.
    Nghe bình luận của hắn tại đây mà lộn mửa: http://www.procul.org/blog/2005/02/26/t%E1%BB%AB-m%E1%BB%99t-gi%E1%BA%A5c-m%C6%A1/
    Giờ lại vác mặt qua đây không biết ngượng, xem bình luận của hắn trên Blog Tiếng nói Thanh niên mới thấy hắn vô học đến cỡ nào.

    ReplyDelete
  18. Vâng, trước khi bình luận gì thì cần phân biệt 2 chữ "giấc mơ" và "mơ ước".

    ReplyDelete
  19. baby learn to fuck: hì hì bạn có xem các màn trình diễn đầy ngoạn mục của lễ khai mạc chứ???
    Màn trình diễn rất đẹp về nghệ thuật, nhưng thông điệp đầy tính phô trương đất nước Trung Hoa là trung tâm của thế giới, và còn mang thông điệp hù dọa thiên hạ rất rõ.
    Giấc mơ hay ước mơ là của cá thể mỗi con người, giấc mơ, ước mơ được những người cùng chung ý nguyện tìm đến nhau. Trung Quốc thâm hiểm trong cách chơi chữ.... để hết Olympic xem họ trở mặt ra sao.
    khi khai mạc, coi truyền hình trực tiếp không có mặt ông Trớt nhà mình trên màn hình TV. Có thể các bạn coi chương trình phát lại, thấy ông Trớt là do đài TH của VN phát lại đó.

    ReplyDelete
  20. baby_learns_to_fly™August 11, 2008 at 4:22 AM

    Hô hô
    Phần lớn các bài viết trên blog này đều viết theo kiểu suy nghĩ chủ quan. Xuyên tạc theo kiểu đem từng chữ ra mà phân tích, gán ghép.
    Tôi nghĩ câu slogan đó chỉ mang tính hình thức như bao nhiêu câu slogan của các sự kiện lớn khác. Nó cũng không mang nghĩa bắt buộc hay nêu rõ ra đó là giấc mơ gì.
    Nó chỉ là một câu xã giao, hữu nghị, nói về sự đoàn kết chung chung. Thế thôi. Thế ông nghĩ câu slogan "Vì một thế giới ngày mai" của Seagame 22 tổ chức ở Việt Nam có nghĩa gì ? Ý nói là tương lai thế giới phụ thuộc vào Khu Vực Đông Nam Á à :)).
    Nếu ông muốn cãi cùn, tôi bảo với ông rằng tất cả mấy tỉ người trên thế giới này đều mơ ước được hạnh phúc. Đó là không phải giấc mơ chung à. Nếu bắt buộc mọi người cùng chung một giấc mơ mà giấc mơ đó đem lại những điều tốt đẹp cho tất cả thì tại sao không ?
    Một trong những nguyên tắc cơ bản của người làm báo hoặc viết bài là phải bảo đảm tính khách quan cho bài viết (tôi cũng là người làm phóng sự ảnh và viết bài bình luận theo sở thích). Không thể chỉ vì ông Đông A không thích Trung Quốc mà ông có quyền xuyên tạc, luồn lái tư tưởng người đọc về câu slogan đó như vậy. Đó chỉ là câu slogan của Olympic. Nếu ông muốn chống lại Trung Quốc, hãy chống theo một cách hợp lý, tôi sẽ ủng hộ ông. Nhưng Olympic Bắc Kinh là một sự kiện đẹp đẽ và vô tội.
    Thế nhé.

    ReplyDelete
  21. tks bác! Xem lễ khai mạc, tôi cứ thấy rờn rợn mà không hiểu vì lẽ gì. Tôi không thấy cảm giác vui tươi và sảng khoái kiểu như Olimpic Hy Lap , Atlanta hay nhất là Barcelona... mà chỉ cảm thấy một nỗi thống khổ và căng thẳng triền miên (có lẽ là thông tin về việc hơn 10 ngàn con người phải khổ luyện 3 năm cho lễ khai mạc - mà báo chí đưa tin suốt mấy tháng nay làm tôi bị ám ảnh). Tôi nghĩ giờ này chỉ có trẻ con mới đủ ngây tho tin vào muc tiêu cao cả và vô vụ lợi của các kỳ thế vận hội, cũng như tin rằng Trung Quốc hoàn hoàn vô tư hướng đến các lý tưởng ban đầu của Olimpic. Họ không "tự nhiên" phát ra một slogan vô nghĩa như Seagames VN, họ tính trước cả hàng thập kỷ. Bác nói đúng, người TQ chưa bao giờ nguôi giấc mộng Đại hán. "Một giấc mơ"- đó chính là giấc mơ từ thời lập quốc của họ, tuỳ lúc quốc gia hưng vong mà nó phình to hay thu nhỏ thôi. Tại Olimpic BK, có nghĩ họ khó mà kìm được để khỏi reo lên "ĐÃ đến thời của chúng tao rồi"

    ReplyDelete
  22. Death whispered a lullabyAugust 13, 2008 at 4:28 AM

    bác Đông A hình như có chút nhầm lẫn giữa giấc mơ Olympic và giấc mơ của người Trung Hoa thì phải?

    ReplyDelete