世 味 年 來 薄 似 紗
誰 令 騎 馬 客 京 華
小 樓 一 夜 聽 春 雨
深 巷 明 朝 賣 杏 花
矮 紙 斜 行 閑 作 草
晴 窗 細 乳 戲 分 茶
素 衣 莫 起 風 塵 嘆
猶 及 清 明 可 到 家
陸游
Lâm An xuân vũ sơ tễ
Thế vị niên lai bạc tự sa
Thùy linh kỵ mã khách kinh hoa
Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ
Thâm hạng minh triêu mại hạnh hoa
Nụy chỉ tà hành nhàn tác thảo
Tình song tế nhũ hý phân trà
Tố y mạc khởi phong trần thán
Do cập Thanh minh khả đáo gia
Lục Du
Mưa xuân mới tạnh ở Lâm An
Năm tới vị đời mỏng tựa sa
Ai xui ruổi ngựa khách phồn hoa
Mưa xuân gác nhỏ đêm nghe vẳng
Hoa hạnh hẻm cùng sáng bán ra
Giấy xấu nét xiên đành viết thảo
Song hừng búp nhỏ bỡn pha trà
Áo tơ gió bụi than đừng nổi
Kịp đến Thanh minh trở lại nhà
(Đông A dịch)
"Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ..."
Nguyễn Tuân có kể thú tao nhã của một người khi đọc cổ thi cứ phải thắp nến bạch lạp. Tôi không có cái phong nhã đó. Nhưng những câu thơ cổ xưa đấy cứ phải đọc bằng âm Hán-Việt mới cảm được phong vị của chúng. "Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ", gác nhỏ một đêm nghe mưa xuân. Uất Đạt Phu khi viết về mưa đã nhắc tới câu thơ này. Cổ Long cũng đề câu thơ này lên thanh loan đao cong cong. Cổ Long viết câu thơ này trên thanh loan đoan ngụ ý về một người con gái. Tôi nghĩ về Lục Phóng Ông. Câu thơ của ông có ngụ ý về một người con gái nào không? Ông viết bài thơ này trong một mùa xuân, điều đó hẳn rồi. Song tôi cứ nghĩ ông viết khi mùa xuân vừa mới sang. Xuân sang với họ Lục phỏng còn hứng khởi gì khi nơi vườn Thẩm "thương tâm kiều hạ xuân ba lục; tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai", khi làn sóng xuân xanh biếc dưới cầu lại là nơi từng soi bóng cánh hồng kinh sợ. Một bóng hồng lẻ loi kinh sợ trên dòng nước biếc, một bóng người chong đêm trên gác nhỏ nghe mưa. Sao tất cả cứ phải trong một mùa xuân, trong một ngày xuân vừa mới đến? Ôi mùa xuân, "mùa xuân đã qua bao giờ?", để tiếng mưa rơi không còn là tiếng mưa nữa, mà đã là tiếng mưa xuân, tiếng mưa không rào rào của mùa hạ, không quạnh hiu của mùa thu, không lạnh lẽo của mùa đông. Tiếng mưa xuân, tiếng mưa nhỏ nhẹ ấm áp đó, có phải chăng đúng là tiếng mưa của tự nhiên hay đó là tiếng mưa lòng như những giọt lệ nhỏ nhẹ ấm áp âm thầm đổ trên gác nhỏ tịch liêu? Vườn Thẩm không còn trong thơ nữa, nhưng tôi vẫn thấy bóng hình vườn Thẩm trên gác nhỏ một đêm nghe mưa xuân.
PS: Đoạn văn trên tôi từng đăng ở một forum. Bây giờ có bạn nhắc đến, tôi chợt nhớ tới. Nhớ lại những nơi tôi đã từng qua, những dấu vết còn lại. Bài thơ này tôi dịch cũng vào một tiết xuân, trong một phòng trọ ở một nơi giá lạnh. Mỗi khi đọc lại các bản dịch của mình, tôi đều cố nhớ lại khung cảnh mà tôi tiến hành dịch. Mỗi một bản dịch như dấu bước chân nơi tôi từng qua. Giờ đăng lại ở đây như một hồi tưởng về những tháng ngày mờ xa trong dĩ vãng. Khi mở đầu viết blog, tôi có dẫn câu nói trong Luận ngữ "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?", và vẫn luôn chờ những niềm vui nho nhỏ như vậy.
Nguyễn Tuân có kể thú tao nhã của một người khi đọc cổ thi cứ phải thắp nến bạch lạp. Tôi không có cái phong nhã đó. Nhưng những câu thơ cổ xưa đấy cứ phải đọc bằng âm Hán-Việt mới cảm được phong vị của chúng. "Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ", gác nhỏ một đêm nghe mưa xuân. Uất Đạt Phu khi viết về mưa đã nhắc tới câu thơ này. Cổ Long cũng đề câu thơ này lên thanh loan đao cong cong. Cổ Long viết câu thơ này trên thanh loan đoan ngụ ý về một người con gái. Tôi nghĩ về Lục Phóng Ông. Câu thơ của ông có ngụ ý về một người con gái nào không? Ông viết bài thơ này trong một mùa xuân, điều đó hẳn rồi. Song tôi cứ nghĩ ông viết khi mùa xuân vừa mới sang. Xuân sang với họ Lục phỏng còn hứng khởi gì khi nơi vườn Thẩm "thương tâm kiều hạ xuân ba lục; tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai", khi làn sóng xuân xanh biếc dưới cầu lại là nơi từng soi bóng cánh hồng kinh sợ. Một bóng hồng lẻ loi kinh sợ trên dòng nước biếc, một bóng người chong đêm trên gác nhỏ nghe mưa. Sao tất cả cứ phải trong một mùa xuân, trong một ngày xuân vừa mới đến? Ôi mùa xuân, "mùa xuân đã qua bao giờ?", để tiếng mưa rơi không còn là tiếng mưa nữa, mà đã là tiếng mưa xuân, tiếng mưa không rào rào của mùa hạ, không quạnh hiu của mùa thu, không lạnh lẽo của mùa đông. Tiếng mưa xuân, tiếng mưa nhỏ nhẹ ấm áp đó, có phải chăng đúng là tiếng mưa của tự nhiên hay đó là tiếng mưa lòng như những giọt lệ nhỏ nhẹ ấm áp âm thầm đổ trên gác nhỏ tịch liêu? Vườn Thẩm không còn trong thơ nữa, nhưng tôi vẫn thấy bóng hình vườn Thẩm trên gác nhỏ một đêm nghe mưa xuân.
PS: Đoạn văn trên tôi từng đăng ở một forum. Bây giờ có bạn nhắc đến, tôi chợt nhớ tới. Nhớ lại những nơi tôi đã từng qua, những dấu vết còn lại. Bài thơ này tôi dịch cũng vào một tiết xuân, trong một phòng trọ ở một nơi giá lạnh. Mỗi khi đọc lại các bản dịch của mình, tôi đều cố nhớ lại khung cảnh mà tôi tiến hành dịch. Mỗi một bản dịch như dấu bước chân nơi tôi từng qua. Giờ đăng lại ở đây như một hồi tưởng về những tháng ngày mờ xa trong dĩ vãng. Khi mở đầu viết blog, tôi có dẫn câu nói trong Luận ngữ "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?", và vẫn luôn chờ những niềm vui nho nhỏ như vậy.
Đêm xuân
ReplyDeletelầu nhỏ
mưa rơi
Sớm mai ngõ vắng ai mời mua hoa...
Cùng nhớ một ngày xưa.
Rat thich ban dich cua tien sinh! Hoc tro cung có dich mot vai bai tho co TQ, neu duoc, xin tien sinh chi giao cho! (Xin loi, may tinh có van de, nen hoc tro khong danh duoc dau)
ReplyDeleteNăm tới vị đời nước ốc pha
ReplyDeleteAi xui ruổi ngựa khách phồn hoa
Mưa xuân gác nhỏ đêm nghe vẳng
Hoa hạnh hẻm cùng sáng bán ra
Giấy xấu nét xiên đành viết thảo
Song hừng búp nhỏ bỡn pha trà
Áo tơ gió bụi than đừng nổi
Kịp đến Thanh minh trở lại nhà
Đây là bản dịch cũ của của bạn (không biết rõ tuổi nên tạm gọi vậy, lượng thứ). So với bản này khác nhau câu đầu tiên. Câu mới của bản này tôi không hiểu rõ bằng câu cũ.
Có lẽ phải nhắc tới chữ Duyên. "Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ" khắc trên cây loan đao của Đinh Bằng. Tôi search xem bài thơ gì, vô tình tìm đến bản dịch của bạn. Rồi cách đây mấy ngày một người bạn gửi link đến blog này, thấy văn phong quen quen, nick quen quen. Thế thôi.
Tất cả ở chữ Duyên
Đó là thành Viên Nguyệt Loan Đao của Đinh Bằng do giáo chủ Ma giáo truyền lại cùng với bí kiếp Ma đao. Cuối truyện Đinh Bằng chém một tay hèn hạ thành 3 đoạn bằng thanh đao gỗ trong khi tên đó có thanh loan đao này, sau đó ông ta có nói: "Mày dù có thần đao trong tay cũng không thể là đao trung chi thần". Một câu rất đáng suy nghĩ!
ReplyDeleteMình rất thích bài Thẩm viên của Lục Du, yêu lắm, ông ta viết khi đã về già
ReplyDeleteMấy bài thơ này tác giả thương nhớ Ðường Uyển, người vợ cũ đã bị ép phải ly hôn và đã tái giá với người khác. Một hôm ông gặp lại nàng ở vườn Thẩm, hai người nhìn nhau đau khổ, nàng trở về nghĩ ngợi sinh ốm rồi chết. Năm ông 75 tuổi nhớ chuyện cũ, bèn làm hai bài thơ này
Thẩm viên
I
Thành thượng tà dương hoạ giác ai
Thẩm viên phi phục cựu trì đài
Thương tâm kiều hạ xuân ba lục
Tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai
Bóng xế thành hôn ốc gợi sầu
Thẩm viên đau nữa bóng đài ao
Dưới cầu sóng biếc trông đứt ruột
Ðây bóng hồng soi thoảng lúc nào
II
Mộng đoạn hương tiêu tứ thập niên
Thẩm viên liễu lão bất xuy miên
Thử thân hành tác kê sơn thổ
Do điếu di tung nhất huyễn nhiên
Mộng dứt hương tàn bốn chục thu
Thẩm Viên liễu cỗi chẳng bay tơ
Thân này vùi đất Kê sơn nữa
Vẫn nhỏ dòng châu khóc dấu xưa
III
Lộ cận thành nam kỷ phạ hành
Thẩm gia viên lý tối thương tình
Hương xuyên khách tụ mai hoa tại
Lục trám tự kiều xuân thuỷ sinh
(không biết bản dịch)
IV
Thành nam tiểu mạch hựu phùng xuân
Chỉ kiến mai hoa bất kiến nhân
Ngọc cốt dĩ thành tuyền hạ thổ
Mặc ngân do toả bích gian trần
(không biết bản dịch)