Tuesday, March 17, 2009

Ai đã đổi tên chùa Tiêu?

Photobucket

Tôi xem video clip chương trình Thăng Long nhân kiệt phát trên sóng truyền hình VTV và phát hiện tên chùa Tiêu (Tiêu sơn tự 消山寺, xem hình chụp ở trên) được viết khác với thư tịch cổ mà tôi biết. Thoạt tiên tôi nghĩ những người làm chương trình đã không thông hiểu chữ Hán viết sai nên đã phê phán oan họ. Sau đó tác giả chương trình đã trả lời tôi rằng chữ "tiêu" (
) đã được viết đúng như ở trên chùa. Để chắc chắn tôi đã kiểm tra cách viết Tiêu sơn tự ở Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mụcHoàng Việt dư địa chí (xem ảnh chụp ở dưới). Cả ba tài liệu này tôi đều lấy từ thư viện của Vietnamese Nôm Preservation Foundation. Tất cả các tài liệu này đều cho tên của Tiêu sơn tự như nhau: 蕉山寺. Chữ "tiêu" (蕉) này chính là chữ "tiêu" trong từ "ba tiêu" (芭蕉) có nghĩa là cây chuối. Khi dịch Thiền uyển tập anh ra tiếng Việt, ông Lê Mạnh Thát đã nhận thấy tên gọi "Tiêu sơn" chính là "Ba sơn" và cũng chính là "Ba tiêu sơn". Ông Lê Mạnh Thát đã căn cứ vào Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư: Việt sử lược chép Lý Công Uẩn dấu sư Vạn Hạnh ở núi Ba sơn (), còn Đại Việt sử ký toàn thư chép Lý Công Uẩn dấu sư Vạn Hạnh ở núi Tiêu sơn (蕉山). Như vậy tên gọi chủa Tiêu trong lịch sử là nhất quán với chữ tiêu 蕉. Không biết tự bao giờ tên chùa Tiêu bị đổi thành 消山寺. Chùa Tiêu là di tích văn hóa lịch sử quốc gia. Vậy không biết Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa Du lịch Thể thao Bắc Ninh có biết chuyện đổi tên này không và tại sao lại có thể để tên chùa bị thay đổi một cách tùy tiện trái với lịch sử và văn hóa như vậy?

Photobucket

Đây là trang sách có giải thích Tiêu sơn tự trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tiêu sơn tự được giải thích là Trường liêu tự.

Photobucket

Đây là trang sách trong Hoàng Việt dư địa chí về núi Tiêu sơn.


4 comments:

  1. Trích từ http://www.ncvanhoa.org.vn/InfoDetail.asp?Action=View&ID=70&CatID=24&MaxID=24&KeyWord=Ti%C3%AAu%20T%C6%B0%C6%A1ng
    a) Sông Tiêu Tương là một dòng sông có thực nhưng đã “chết”. Tạm thời, chúng ta có thể hình dung dòng chảy của sông Tiêu Tương bắt nguồn từ một nhánh sông Hồng đi qua Cổ Loa, Dục Tú, Phù Lưu, Dương Lôi, Tam Sơn, Tương Giang, Lim, Xuân Ổ,... tạo nên một dải văn hoá làng ven sông mang đặc trưng của văn hoá Kinh Bắc.
    b) Sông Tiêu Tương, cùng với sông Đuống, sông Cầu... đã hình thành nên một hệ thống giao thông thuỷ có vai trò đặc biệt quan trọng với Kinh Bắc trong quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt kể từ khi An Dương Vương xây dựng quốc gia Âu Lạc.
    c) Bên cạnh vai trò là huyết mạch giao thông từ thời An Dương Vương, Tiêu Tương là một con đường giao lưu kinh tế và truyền bá văn hoá từ trung tâm Cổ Loa tới các khu vực dân cư nằm ven bờ dòng sông cổ.
    d) Những địa danh văn hoá có tên gọi liên quan đến Tiêu Tương như núi Tiêu, chùa Tiêu, Tương Giang... chính là di vết văn hoá của dòng sông cổ Tiêu Tương đã “hoá thạch” trong văn hoá dân gian Kinh Bắc.
    Nếu kết luận của bác Đông A đúng thì kết luận d) trên là sai, vì hai chữ "Tiêu" này không giống nhau phải không ạ ?

    ReplyDelete
  2. Châu Hải ĐườngMarch 18, 2009 at 2:50 AM

    Hiiii...Em có xem chương trình này và đúng khi thấy tên chùa, em biết nó đã bị viết sai! Nhưng nếu như tác giả nói, họ viết đúng như tên chùa hiện nay, thì sai do đâu?
    Do nhà chàu chăng? Nói thật em đi nhiều chùa bây giờ, thấy viết chữ Hán sai nhiều lắm ... (Nếu đó là chữ mới được viết/viết lại)Có lẽ phải đến tận chùa xem như thế nào thày ạ.

    ReplyDelete
  3. Sói lố siu nhânMarch 18, 2009 at 6:20 PM

    à kinh, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý

    ReplyDelete
  4. "Tiêu" trong 蕉山寺 nghĩa là cây chuối. "Tiêu" trong 消山寺 nghĩa là "mất tiêu", "tiêu đời", "toi mạng"... Ai sửa tên chùa kiểu chi mà kì thía. ặc ặc...

    ReplyDelete