Friday, February 27, 2009

Lại bãi Tục Lãm

Tôi tiến hành chồng 2 bản đồ quanh khu vực bãi Tục Lãm để xem các bãi đất biến thiên ra sao. Bản đồ thứ nhất là bản đồ thời Pháp.

Photobucket

Ở bản đồ nàytôi đánh dấu một bãi đất hình tam giác bằng chữ A với 3 đỉnh là 3 chấm tròn đỏ. Tôi đánh dấu chữ C với chấm vuông chỉ một mũi cực của bãi Lục Lâm (chú ý không phải là bãi Tục Lãm). Tôi đánh dấu 4 chấm vuông dọc theo sông: chấm vuông số 1, số 2, số 3 là những điểm ngã 3 sông, chấm vuông số 4 là điểm dòng sông có khúc ngoặt.


Photobucket


Ở bản đồ vệ tinh này tôi cũng đánh dấu những điểm tương ứng như ở bản đồ 1.
Ngoài ra tôi đánh dấu bãi Tục Lãm bằng chữ B với 2 điểm đầu cuối. Tôi đánh dấu chữ T với những chấm tròn là phần đất bên Trung Quốc và chữ W phần mũi đất bên Việt Nam.

Bây giờ tôi thử chồng hai bản đồ lên nhau. Tôi nhận thấy không thể nào chồng khít chúng với nhau được. Đây là một cách chồng:

Photobucket


Cách chồng này các điểm 1,2,4 ở bản đồ số 1 trùng với các điểm X,Y,V ở bản đồ số 2. Cách chồng này gần giống với cách mà Minh Biện làm. Các chấm đỏ là ở bản đồ về tinh số 2, các chấm trắng là ở bản đồ Pháp số 1. Cách chồng này điểm số 3 ở bản đồ số 1 không thể nào chồng khít với điểm Z ở bản đồ số 2. Với cách chồng thế này có thể thấy bãi Tục Lãm nằm trong đất Lục Lâm. Ngoài ra dòng sông trước đây (đường chấm đen) đã bị dịch chuyển về phía Việt Nam rất nhiều (đường hẹp màu xanh). Bãi đất chữ A nằm ở ngoài biển, ngay sát rìa đất chữ T của Trung Quốc. Cách chồng này có mấy nhược điểm sau:
- điểm 3 ở bản đồ số 1 không khít với điểm Z ở bản đồ số 2
- phần mũi đất phía Việt Nam (chữ V ở bản đồ số 1) lại lấn ra biển quá xa so với phần chữ W ở bản đồ số 2.
- dòng sông ở biên giới ở bản đồ 1 và 2 không khớp với nhau
- không giải thích được sự hình thành nhánh sông phía nam bãi Tục Lãm
Với cách chồng này bãi đất A trước đây (bản đồ 1) bị chìm xuống biển và điểm này không thể hiện trên bản đồ vệ tinh.

Tôi thử chồng bản đồ theo cách khác.

Photobucket


Với cách này các điểm 1,2,3,4 ở bản đồ số 1 không hoàn toàn trùng khít với các điểm X,Y,Z,V ở bản đồ số 2, nhưng chúng ở trong lân cận gần tương đối, có nghĩa là chúng được khớp tương đối với sai số nhất định. Ở cách khớp này dòng sông biên giới trùng với nhau. Điểm cực mũi đất (chữ W ở bản đồ số 1) cũng khá khớp với bản đồ vệ tinh. Cách khớp này còn cho thấy tại sao cửa sông hiện nay rộng hơn trước đây rất nhiều. Ở cách chồng hình này bãi đất chữ A ở bản đồ số 1 trùng một phần với bãi Tục Lãm (chữ B ở bản đồ số 2). Nếu như bãi đất A dịch chuyển một chút về phía bắc thì nó sẽ khớp với bãi Tục Lãm và đồng thời cũng giải thích được sự hình thành nhánh sông phía nam bãi Tục Lãm. Nhánh sông phía Nam bãi Tục Lãm chính là nhánh sông chính trước đây. Tuy nhiên ở đây có điểm tôi không hiểu rõ là làm sao bãi đất di chuyển ngược dòng được? Nếu di chuyển ngược như vậy thì chứng tỏ sự tác động của biển lớn hơn rất nhiều so với sông. Ngoài ra có một phần đất ở bên Trung Quốc bị mất. Song những điểm này có thể lý giải rất dễ dàng nếu chấp nhận bản đồ Pháp vẽ không được chính xác. Điều này có lẽ phải chấp nhận vì không thể nào khớp các mũi đất ở bản đồ Pháp với bản đồ vệ tinh. Như vậy bãi Tục Lãm chính là bãi đất chữ A. Với nghiên cứu thuần túy trên bản đồ chỉ có thể so sánh được như vậy.

Update:

Bây giờ tôi hiểu vấn đề rồi: không phải bãi đất chữ A trôi lên phía thượng nguồn mà là bãi đất chữ A được bồi đắp về phía thượng nguồn tạo thành bãi Tục Lãm.


12 comments:

  1. Đâu có vấn đề gì đâu. Bên Minh Biện họ chồng bản đồ và nói rằng chồng rất tốt nên tôi cũng thử làm như vậy xem có đúng như họ nói không. Còn muốn chi li thì có thể xác định kinh vĩ độ. Bác có cách gì hay thì cứ thử làm xem.

    ReplyDelete
  2. Tôi dùng Coreldraw

    ReplyDelete
  3. @Bác Đong A: thế thì cả bác và bên diễn đàn Minh Biện đều phạm phải sai lầm cơ bản rồi! Nói như VolderMod X là cần phải có kiến thức GIS; cái này thì chắc em nghĩ Chính phủ cũng tham khảo các chuyên gia GIS như Giáo Sư Phạm Văn Cự một chuyên gia đầu ngành về GIS hiện nay!

    ReplyDelete
  4. Chồng bản đồ bác dùng phần mềm gì vậy?

    ReplyDelete
  5. Hy vọng bác Đông A biết (mà ko cần google) GIS là gì chứ? Bác đè hai cái bản đồ cách nhau quãng tầm thế kỷ như thế này lên nhau, bất cần biết toạ độ lưới chiếu thế nào thì khuyên thật bác đừng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bản đồ! tệ hơn trẻ con chơi xếp hình bác ạ. Tôi rất chân thành khuyên bác dừng lại kẻo làm trò cười cho thiên hạ.
    Tôi vào đây tình cờ, vừa nãy đọc cái bài gì của bác có đoạn đại khái "đôi khi tôi thấy mình có thể trở thành chuyên gia phân tích....nếu có đầy đủ thông tin thì thật không j ko thể tiên định". Hy vọng là bác đùa. Nếu có đầy đủ thông tin là 5 + 5, thì trẻ con lớp 1 có thể tiên định chính xác là = 10 bác ạ :D

    ReplyDelete
  6. Xin lỗi tại yahoo lỗi nên spam mất thành 3 bài, nhờ bác xoá hộ 2 bài trùng nhé. Many thanks

    ReplyDelete
  7. Bạn Bachvanson nói tôi mới nhớ. Đúng là muốn chồng hai bản đồ thì hai bản đồ ấy phải cùng điểm chiếu, cùng tỉ lệ. Tôi không biết GIS nhưng từng đi biển, dùng Hải đồ nên còn nhơ nhớ chút khái niệm. Chắc chắn cách chồng của Minh Biện sai rồi vì 1 cái là hình vệ tinh, 1 cái thì xưa như trái đất, không thể cùng điểm chiếu dù ta có thể co kéo hình vẽ về tỉ lệ gần nhau...

    ReplyDelete
  8. @ Dong A & d.c.v: tôi không phải là chuyên gia, cũng không giỏi về GIS. Ngoài ra tôi không có thông tin hay bản đồ đã chuẩn hoá, nên không thể đáp ứng được gợi ý của các bác. Tôi đã từng học về GIS và biết những yêu cầu tối thiểu để overlay 2 (hoặc nhiều) bản đồ, vậy thôi. Tôi nói thế để cho các bác đỡ mất thời gian vô ích tranh (suy) luận về cái post này, vì “nghiên cứu” của bác Dong A dựa trên cách tiếp cận có thể nói là phi khoa học. Kết quả thì chính bác cũng phải thấy là : (trích lời Dong A) ”Bây giờ tôi thử chồng hai bản đồ lên nhau. Tôi nhận thấy không thể nào chồng khít chúng với nhau được”. Bác Dong A, có thể do chưa nghiên cứu kỹ về bản đồ, nên không biết rằng cái sự “không khít” này là hoàn toàn tự nhiên, nếu chúng khít thì mới là lạ lùng. Các kết luận của bác, dựa trên việc cố gắng fit một vài điểm trên 2 bản đồ này một cách hoàn toàn cơ học, có nguy cơ dẫn đến các kết luận rất rất sai. Chưa kể hai cái bản đồ nói trên chưa chắc đã được sử dụng trong đàm phán biên giới. Nếu thế thì cái post này còn vô nghĩa hơn nữa.
    Tôi nghĩ là cả 2 phía đàm phán đều có thừa năng lực GIS lẫn thông tin nói chung. Những điều bất hợp lý (nếu có, và chắc là có) có lẽ là nội dung của một câu chuyện khác, bác Dong A ạ.

    ReplyDelete
  9. Các bác giỏi về GIS đâu rồi ạ? Các bác làm tọa độ lưới chiếu rồi trình bày cho bọn dốt nát như em hiểu mới. Thanks.

    ReplyDelete
  10. Chào bác Đông A,
    Với cách chồng 2 bản đồ tôi dùng, các đoạn sông phía tây bắc, tây và nam Móng cái, chồng lên nhau rất khít, đoạn sông phía nam vùng Lục Lâm cũng chồng lên nhau rất khít. Như vậy bản đồ Pháp khá chính xác về những đoạn sông trên, chẳng lẽ lại vẽ bậy bạ đoạn Ka Long phía bắc vùng Lục Lâm. Vì vậy có thể là bản đồ Pháp đã vẽ chính xác đoạn Ka Long này vào thời điểm đó, nhưng sau đó đoạn sông này di chuyển về phía nam.
    Tôi thấy việc bác chồng cực đông của vùng Lục Lâm lên nhau không hợp lý lắm vì rõ ràng là bờ biển trong 2 bản đồ khác nhau nhiều, chúng ta không biết bản đồ Pháp vẽ mức thuỷ triều nào, các bãi cát dưới nước nào để so sánh bờ biển (bao gồm cực đông của vùng Lục Lâm).
    Tôi thấy việc các dòng sông làm điểm quy chiếu để chồng tốt hơn.
    Tất nhiên tốt nhất là dùng toạ độ. Có ai biết làm sao đê "bật toạ độ lên" cho Google maps không?

    ReplyDelete
  11. Bác Huy: bác nói chồng lên nhau rất khít, tôi cũng chồng mà chẳng làm sao khít được. Tôi không có chồng vùng phía đông, tôi lấy có 4 điểm trên dòng sông để chồng mà không thể làm sao chồng khít 4 điểm này được. Các điểm khác chỉ là điểm quy chiếu để so sánh thôi. Cách chồng của tôi thực chất là quy về hệ tọa độ với 4 điểm chuẩn. Tóm lại chuyện chồng này là chuyện vớ vẩn. Nếu có tọa độ mới nói được.

    ReplyDelete
  12. Có tọa độ cũng không thể nói được bác ạ. Tọa độ cách đây cả thế kỷ, sai số rất cao.
    Huy D@: Google có chỉ thị kinh/vĩ mà. Đưa đầu con trỏ vào chỗ nào, nó hiện lên dưới bar...

    ReplyDelete