Tôi xem lại bộ phim này của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Hai nhăm năm xem lại một bộ phim. Có lẽ đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam dàn dựng với thủ pháp đan xen thời gian, quá khứ, hiện tại trộn lẫn với nhau. Bộ phim lấy bối cảnh thị xã Lạng Sơn vừa ngay sau chiến tranh biên giới Việt-Trung. Vũ, một nhà báo, lên Lạng Sơn làm phóng sự về tình hình Lạng Sơn sau khi quân Trung Quốc tàn phá và rút về bên kia biên giới. Những ký ức của anh về Lạng Sơn, về mối tình đã xa của anh với Thanh, cô bạn gái từ thưở sinh viên, về thân phận con người trong xã hội Việt Nam lần lượt hiện về giữa một Lạng Sơn đổ nát, giữa sự hoang tàn mà chiến tranh để lại song hành cùng với sự tàn khốc và vô nghĩa của một cuộc chiến. Tuy đôi chỗ có chút khiêng cưỡng và lên gân, bộ phim có chiều sâu về tư tưởng và nghệ thuật. Điện ảnh Việt Nam, như một nghịch lý, những bộ phim ngày xưa lại được dàn dựng có tầm vóc tư tưởng và nghệ thuật hơn những bộ phim hôm nay.
Thanh, nữ nhân vật trong phim, từng hỏi: "Trách nhiệm gì cơ?" Giọng nói của nhân vật rất trong trắng và thơ ngây. Phải, trách nhiệm gì cơ? Một Việt Nam vừa mới hôm qua, nhưng không phải đã là dĩ vãng. Xã hội đã tha hóa con người, khiến con người trở nên hèn nhát hơn, đánh mất những hạnh phúc đích thực của mình như nhà báo Vũ. Sự tha hóa đó dường như là một lẽ rất tự nhiên và không ai, lúc đấy, đặt câu hỏi tại sao phải chịu trách nhiệm. "Trách nhiệm gì cơ?", câu hỏi của cô gái ngày hôm qua vẫn nhức nhối người xem hôm nay. "Chuyện nàng Tô Thị thì ra là có thật, chỉ có không hóa đá mà thôi", đấy là lời tái bút của Thanh trong bức thư gửi cho Vũ.
Phim có một chi tiết thật. Đó là sự hy sinh của một nhà báo Nhật ở Lạng Sơn. Ba mươi năm trôi qua, không biết gia đình và đồng nghiệp của nhà báo Nhật còn nhớ tới ông không. Tất nhiên câu nói của nhà báo trước khi chết, câu nói của Phu-xích, là một dàn dựng nghệ thuật. Trong phim có một ca khúc của Trịnh Công Sơn phổ lời thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà sau này tôi chẳng bao giờ được nghe ai hát. Mãi còn nơi biên giới, mây trời và ải xưa, một miền đất nắng mưa, suốt đời tôi mang nặng ...
Thanh, nữ nhân vật trong phim, từng hỏi: "Trách nhiệm gì cơ?" Giọng nói của nhân vật rất trong trắng và thơ ngây. Phải, trách nhiệm gì cơ? Một Việt Nam vừa mới hôm qua, nhưng không phải đã là dĩ vãng. Xã hội đã tha hóa con người, khiến con người trở nên hèn nhát hơn, đánh mất những hạnh phúc đích thực của mình như nhà báo Vũ. Sự tha hóa đó dường như là một lẽ rất tự nhiên và không ai, lúc đấy, đặt câu hỏi tại sao phải chịu trách nhiệm. "Trách nhiệm gì cơ?", câu hỏi của cô gái ngày hôm qua vẫn nhức nhối người xem hôm nay. "Chuyện nàng Tô Thị thì ra là có thật, chỉ có không hóa đá mà thôi", đấy là lời tái bút của Thanh trong bức thư gửi cho Vũ.
Phim có một chi tiết thật. Đó là sự hy sinh của một nhà báo Nhật ở Lạng Sơn. Ba mươi năm trôi qua, không biết gia đình và đồng nghiệp của nhà báo Nhật còn nhớ tới ông không. Tất nhiên câu nói của nhà báo trước khi chết, câu nói của Phu-xích, là một dàn dựng nghệ thuật. Trong phim có một ca khúc của Trịnh Công Sơn phổ lời thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà sau này tôi chẳng bao giờ được nghe ai hát. Mãi còn nơi biên giới, mây trời và ải xưa, một miền đất nắng mưa, suốt đời tôi mang nặng ...
"Trách nhiệm gì cơ?"-Bây giờ càng nhiều người thốt lên câu này.Buồn thay!
ReplyDeletethấy tủi!
ReplyDeleteTrời. Đây là phim của thầy em. Hiếm có khó tìm lắm. Cảm ơn bác, hôm nay em mới được xem.
ReplyDelete