Friday, January 23, 2009

Viên tướng

Photobucket


Đây là 3 bức thư pháp về cùng một chủ đề của cùng một tác giả, Torei Enji, người Nhật ở thế kỷ 18. Tôi biết các bức thư pháp này qua blog của bác Tung. Cả 3 bức thư pháp cùng thể hiện một vòng tròn, được gọi là Viên tướng với hàng chữ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Vòng tròn Viên tướng để diễn tả tánh không, diễn tả cái mà không thể diễn tả. Bức thư pháp đầu tiên không tạo ra ấn tượng mạnh cho tôi. Bức thư pháp thứ hai có ấn tượng mạnh hơn. Vòng Viên tướng rất mạnh mẽ, dứt khoát, như lồi trên mặt giấy. Nhưng vòng Viên tướng này không liên tục, có điểm khởi đầu và kết thúc. Bức thư pháp cuối cùng có ấn tượng mạnh nhất. Một vòng Viên tướng liên tục, bất tận, không mệt mỏi như chứa đựng trong đấy cả trời đất và cõi nhân sinh. Đây là những bức thư pháp rất kỳ lạ. Làm sao tôi có thể tiệm cận tới được cảm xúc của tác giả lúc viết? Tôi cảm thấy dường như không thể giải thích được và chỉ có thể cảm thụ mà thôi. Tôi thường nghi hoặc những trạng thái thiền, cảm thấy như ở đấy có điểm gì đó tự huyễn hoặc, nhưng xem các bức thư pháp Viên tướng này tôi cảm thấy nghi hoặc của mình có khi sai.

Vòng Viên tướng không phải là chữ mà là một hình tượng. Như vậy thư pháp không nhất thiết phải là viết chữ. Thư pháp có thể thể hiện những hình tượng như chữ. Nhưng thể hiện như thế nào và đạt được những kết quả như thế nào phụ thuộc vào tài năng của nhà thư pháp.

5 comments:

  1. Cuối năm chúc bác Dong A mạnh khỏe, hạnh phúc, tài lộc dồi dào. Xin cảm ơn hai bức thư họa rất đẹp.

    ReplyDelete
  2. ơ , em cứ nghĩ thư pháp xuất phát từ chữ tượng hình và dùng thư pháp để diễn tả cái tâm mình chứ

    ReplyDelete
  3. Lối thư pháp ẩn chữ, mang giàu tính hình tượng này, ở Việt Nam có mấy anh em nhóm Tiền Vệ làm rất tốt và đã có nhiều thành công bác ạ.

    ReplyDelete
  4. Hiểu như bác Đông A chỉ đúng với hình thức nghệ thuật mượn hình chữ Hán làm cái vỏ. Vấn đề Thư pháp truyền thống, Thư pháp Hiện đại, Thư pháp Tiền Vệ, Mỹ thuật đồ hoạ chữ Hán... vẫn còn nhiều tranh cãi về nội hàm và ngoại diên, nhưng với tình hình Việt Nam cứ tách ra Thư pháp truyền thống, Thư pháp Tiền Vệ và Thư pháp Quốc ngữ để xem các biến hoá khác sau! :D

    ReplyDelete
  5. không là vô, vô là ngộ , ngộ là không.

    ReplyDelete