Wednesday, November 19, 2008

Khi nào Hà Nội tròn 1000 tuổi?

Mấy hôm nay xem chuyện cá cược giữa Hội Cựu chiến binh và công ty Keangnam về việc hoàn thành xây dựng phần thô tòa tháp ở Hà Nội mới biết lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội dự định vào tháng 10. Hà Nội thường hay lấy ngày 10 tháng 10, là ngày tiếp quản Thủ đô từ quân Pháp theo hiệp định Geneve, làm ngày lễ cho Thủ đô. Thế nhưng ngày này đâu có phải là ngày Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long. Chính sử không chép ngày chính xác, nhưng chép rất rõ tháng định đô ở Thăng Long. Toàn thư chép rằng: "Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long." Như vậy Thăng Long 1000 tuổi phải vào tháng 7 âm lịch. Tháng 7 âm lịch trong năm 2010 vào khoảng nửa cuối tháng 8 dương lịch. Cuối tháng 8 ở Hà Nội trời thường rất đẹp vì bắt đầu đầu thu, có nắng mà không nóng, râm mát mà không âm u, thời tiết rất tốt cho những sự kiện lớn, lại trùng với dịp Quốc khánh, nhiều tiện lợi. Vậy tại sao không lấy tháng 8 làm tháng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội? Chẳng hạn có thể định ngày 19-8 làm ngày chính thức. Dù sao ngày 19-8 vẫn cho nhiều ý nghĩa hơn là ngày 10-10.

15 comments:

  1. Lấy ngày 10-10 thì hơi mang tính cục bộ.
    Sao không lấy này Hà nội chính thức trở thành thủ đô của nước Việt Nam thống nhất : 2-7-1976?

    ReplyDelete
  2. Không biết là người ta theo tiêu chí nào để tính tuổi của thành phố Hà Nội là 1000 năm? Chắc là 1000 năm từ khi có tên là Thăng Long, đồng thời đánh dấu mở đầu 1 giai đoạn mới của lịch sử độc lập dân tộc? Bản thân những tiêu chí này cũng tương đối. Đã tương đối thì ngày nào chả được. Em nghĩ đều là vơ vào cả :)
    Sao không tính từ năm 545 với kinh đô Vạn Xuân cho nó nhiều nhỉ? Lại trùng với 1945 (được 1400 năm chẵn)dễ kỷ niệm. Nhưng mà triều Tiền Lý này hơi yểu.

    ReplyDelete
  3. Chuyện 10/10 dương lịch hay tháng 7 âm lịch đã được nói đến nhiều từ trước. Ngày 10/10 có ý nghĩa chính trị với chính quyền sở tại nên hiển nhiên được chọn. Điều đáng tiếc là do tuyên truyền sai lệch nên nhiều trẻ em và nhiều người dân cứ tin rằng 10/10/2010 là ngày Thăng Long Hà Nội tròn 1000 năm.
    Mong rằng tháng 10/10/2010 không có mưa to gió lớn và ngập lụt như đợt cuối tháng 10 vừa rồi chứ không thì toàn dân lên thuyền chơi hội nghe lãnh đạo chúc tụng.

    ReplyDelete
  4. Góp ý nho nhỏ là "râm mát" chứ không phải "dâm mát".

    ReplyDelete
  5. Vâng, chắc chắn là râm mát. Tôi sẽ sửa lại. Cám ơn nhé!

    ReplyDelete
  6. @Tung H: Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân ở Long Biên, theo chú thích ở Toàn thư thì đến nay chưa xác định rõ ở đâu, có thể ở gần thị xã Bắc Ninh. Do đó chỉ có Thăng Long mới là kinh đô của một nước Việt Nam độc lập. Đại La cũng là thủ phủ, nhưng lại thuộc thời kỳ Bắc thuộc. Cổ Loa, kinh đô của Âu Lạc, tuy ngày nay thuộc về Hà Nội, nhưng trong lịch sử thì lại thuộc Kinh Bắc, không phải đất Thăng Long. Do vậy lấy 1000 năm là chuẩn, kể từ khi đất Thăng Long trở thành kinh đô của một nước Việt Nam độc lập. Vì vậy tháng 7 âm lịch mới đích thực là tháng khai sinh ra kinh đô Thăng Long và Hà Nội ngày nay.

    ReplyDelete
  7. Giả sử như nếu phát động tẩy chay kỷ niệm Lễ hội 1000 năm Thăng Long vào tháng 10 thì chắc rất khó. Nhưng nếu giả sử nhà nước cứ tổ chức vào tháng 10 nhưng dân chúng không tham gia, không đi xem, cho mấy quan chức với người nước ngoài xem với nhau thì tình huống như vậy cũng nghiêm trọng. Thực tế dân chúng cũng tẩy chay một số thứ của chính quyền ví dụ như việc xây chợ, nhưng không ai vào đấy mua bán, chợ xây xong bỏ xó.

    ReplyDelete
  8. em cũng nghĩ là râm mát.

    ReplyDelete
  9. Râm mát.
    Chọn ngày nào cũng gượng nếu như không biết chính xác ngày dời đô. Theo tôi, các bác cứ xem ngày nào tốt thì ta làm lễ.

    ReplyDelete
  10. Vâng. Nhà em cũng thấy ép ngày vua Lý dời đô với ngày 10-10 cứ gường gượng, vô lý sao ấy.

    ReplyDelete
  11. Vâng, Lý Công Uẩn dời đô về Thămh Long chứ có "giải phóng" ai đâu mà lấy ngày 10/10?

    ReplyDelete
  12. Tôi hoàn toàn tán thành với đồng chí Đông A. Nhưng tôi nghe đồn rằng thành phố Hà Nội sẽ căn cứ vào ghi chép trong cuốn Tây Hồ chí để kỷ niệm 1000 năm tuổi của Hà Nội vào năm 1012.

    ReplyDelete
  13. Chợ xây xong bỏ đấy là vì người ta đòi thu phí của dân bác ạ. Các hộ buôn thúng bán mẹt lấy đâu ra tiền đóng phí kinh doanh. Thế nên họ muốn hay không thì cũng phải bỏ đi chỗ khác mà họp thôi.
    Mấy món ca múa với lễ hội mừng 1000 năm mà thu phí thì cũng khối người ngồi nhà xem truyền hình.

    ReplyDelete
  14. Đ/c ĐA khéo lo xa, Đã có "quần chúng nhân dân" (những người luôn sát cánh với chính quyền vụ toà khâm, vụ TH...chẳng hạn)tham gia rồi bác a, chưa kể áo xanh tình nguyện hát bài NCBTNVDT (hôm rồi trong SG có một áo xanh xách còng số 8 đánh, còng tay 2 cô gái vi phạm luật GT đấy), thậm chí có thể bồi dưỡng 30-50 khìn một suất, hehe. Tôi cũng dám chắc cái đám đông ấy sẽ đồng ca bài gì ngày chào mừng đồng chí LCU dời đô.

    ReplyDelete
  15. Nói về đám đông, gần đây các loại lễ hội được sân khấu hoá chỉ được mỗi cái tốn tiền thôi, người dân tham gia chẳng đáng kể nhưng nếu khéo quay lên TV vẫn hoành tráng lắm, thêm vài cái phỏng vấn QCND là ổn. Nếu ai quan tâm đến bóng đá VN sẽ phải hết sức ngạc nhiên khi những trận cầu cỡ "VN-TL" lại trống vắng chiều nay thế

    ReplyDelete