Tôi không có ký ức về chiến tranh. Ngay cả ký ức về chiến tranh biên giới năm 1979 cũng không có, mặc dù không khí chiến tranh lúc bấy giờ tôi đã cảm nhận được. Nhưng xem những thước phim tài liệu về những năm tháng chiến tranh tôi thường có cảm giác kỳ lạ tựa như ký ức từ đâu đó ập về.
Nước Pháp vừa mới trình chiếu một phim tài liệu quay ở Việt Nam năm 1968 (phần 1, phần 2), mà trong đấy có đoạn phỏng vấn tù binh McCain ở bệnh viện Bạch Mai. Đoạn phỏng vấn này đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì. Giá trị của bộ phim là những cảnh quanh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thưở bấy giờ. Một Hà Nội trong bom đạn, trong đổ nát. Một Hà Nội trong không khí của cuộc chiến tranh. Những khoảnh khắc im lặng của chiến tranh thật kỳ lạ. Cái khoảnh khắc giữa những lần máy bay ném bom, giọng phát thanh viên "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội 50 km" như khơi dậy từ giếng sâu ký ức một quá khứ như xa lạ mà gần gũi thân thuộc. Có ai hiểu được hai chữ tự do bằng chính những người đã trải qua dưới bom rơi đạn nổ đấy. Có ai quý được hai chữ tự do bằng chính những người đã phải trả bằng máu mới có được tự do. Những tư biện về tự do tách rời khỏi lịch sử và hiện thực chỉ là những thứ tự do sách vở, tự mê hoặc mình, tự mình làm ngu mình.
Nghĩ về chiến tranh tôi càng cảm nhận được hai câu thơ của một vị vua đời Trần "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Không biết đến tới những nhọc nhằn mà đến ngựa đá cũng phải trải qua, không nghĩ tới non sông muôn thưở, làm sao có thể luận bàn về tự do?
Nước Pháp vừa mới trình chiếu một phim tài liệu quay ở Việt Nam năm 1968 (phần 1, phần 2), mà trong đấy có đoạn phỏng vấn tù binh McCain ở bệnh viện Bạch Mai. Đoạn phỏng vấn này đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì. Giá trị của bộ phim là những cảnh quanh Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thưở bấy giờ. Một Hà Nội trong bom đạn, trong đổ nát. Một Hà Nội trong không khí của cuộc chiến tranh. Những khoảnh khắc im lặng của chiến tranh thật kỳ lạ. Cái khoảnh khắc giữa những lần máy bay ném bom, giọng phát thanh viên "Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội 50 km" như khơi dậy từ giếng sâu ký ức một quá khứ như xa lạ mà gần gũi thân thuộc. Có ai hiểu được hai chữ tự do bằng chính những người đã trải qua dưới bom rơi đạn nổ đấy. Có ai quý được hai chữ tự do bằng chính những người đã phải trả bằng máu mới có được tự do. Những tư biện về tự do tách rời khỏi lịch sử và hiện thực chỉ là những thứ tự do sách vở, tự mê hoặc mình, tự mình làm ngu mình.
Nghĩ về chiến tranh tôi càng cảm nhận được hai câu thơ của một vị vua đời Trần "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Không biết đến tới những nhọc nhằn mà đến ngựa đá cũng phải trải qua, không nghĩ tới non sông muôn thưở, làm sao có thể luận bàn về tự do?
Em nghĩ là em hiểu ý bác, và dựa trên cái sự hiểu đó em xin chia sẻ quan điểm đó cùng bác. Nhiều người cứ thích lấy những phản ứng của Bộ Ngoại giao qua lời phát ngôn của ông Lê Dũng làm trò cười, nhưng phải công nhận có những câu rất hay, như câu: "không dân tộc nào hiểu tự do hơn dân tộc Việt Nam". Dĩ nhiên phản biện là cần thiết cho sự phát triển của bất cứ quốc gia nào, nhưng phản biện cũng cần sự khách quan, sự thông cảm, chứ không chỉ nhìn hiện vào một vài hiện tượng mà có thể nhắm mắt phán xét, rồi xổ toẹt hết cả.
ReplyDeleteĐúng thế Bác ạ "không nghĩ tới non sông muôn thưở, làm sao có thể luận bàn về tự do".
ReplyDeleteTuy nhiên vẫn có những kẻ bơi ngược giòng chảy để mong tìm cái xác đã chết trôi.
Em luôn thích các quan điểm của bác!
ReplyDeleteBác nhắc lại chuyện ngựa đá, thấy nao nao. Có thể coi đây là một biểu tượng của tính cách dân tộc được đấy bác nhỉ?
Vâng, khi đã trải qua chiến tranh, con người ta bình tĩnh hơn trong mọi hoàn cảnh. Đứng trước cái chết người ta mới biết biết quý trọng sự sống của mình, và của những người khác. Và ai đã từng đối đầu với kẻ thù mới hiểu kẻ thù một cách sâu sắc để có thể ứng phó với kẻ thù.
ReplyDelete"Không dân tộc nào hiểu tự do hơn dân tộc Việt Nam" câu này mà do dân ngoại giao phát biểu thì phải nói là quá kém! Tôi xin sửa lại câu này nhứ sau: "Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc hiểu 2 chữ tự do rõ nhất"
ReplyDeleteXin lỗi, còn nhiều dân tộc đau khổ hơn dân tộc Việt Nam này nhiều. Những dân tộc đó đọc được câu "ngoại giao" đó của mấy ông thì đợi đấy mà "ngoại giao" với người ta
Ai có ý kiến gì không?
Tự do là một giá trị bẩm sinh của con người. Ai sinh ra cũng đều có và đều đáng được hưởng tự do. Nếu nói rằng chỉ những đã kinh qua chiến tranh, đã có “kí ức về chiến tranh” mới “thấm thía” được hai chữ tự do thì tôi e rằng đó là một phát ngôn quá hạn hẹp nếu không muốn nói là thiển cận. Từ sau năm 1945 đến nay, về cơ bản thì châu Âu đã không còn chiến tranh, như vậy có nghĩa là đại đa số dân châu Âu không đủ tư cách để nói về tự do ?! Tôi không biết tại sao bác lại viết entry này? Bác viết cho ai và viết để làm gì? Có thật đây là những suy nghĩ thật của bác không? I hope not !
ReplyDeleteBác lại tiếp tục gây sóng gió đây!
ReplyDeleteThưa bác, những người trực tiếp trải qua mưa bom đạn nổ ngày ấy, anh hùng chiến đấu ngày ấy... chính là những người đang phải lay lắt kiếm sống từng ngày hiện nay. Và những người ăn trắng mặc trơn thời ấy thì vẫn đang phè phỡn trên đầu trên cổ người dân thời nay. Ai là người hiểu giá trị của "tự do" rõ hơn?
Tôi nghĩ bác cũng là một trí thức mà câu này lại không có tý tri thức nào cả: "Không biết đến tới những nhọc nhằn mà đến ngựa đá cũng phải trải qua, không nghĩ tới non sông muôn thưở, làm sao có thể luận bàn về tự do?".
Tôi ra đời sau cả cuộc chiến tranh BG năm 1979 mà bác nhắc ở trên kia. Ký ức chiến tranh của tôi có được qua nhiều tài liệu, nhiều nguồn khác nhau và tôi tin mình đã phân biệt được. Không lẽ bác học cao hiểu rộng đến thế lại không phân biệt được?
Cái tự do trong lời phát biểu của bác rất buồn cười. Bởi bác đã bó hẹp phạm vi của “tự do” lại. Đó là kiểu tự do giản đơn, bùng một cái bỗng dưng có được sau cuộc đánh thắng thực dân… Chứ không phải là cái tự do phải có cho con người.
Nay, bác cứ rêu rao rằng ĐCS đã “đánh thắng 2 thực dân đế quốc hùng mạnh, mang lại tự do cho người dân” để lấp liếm đi những điều bóp nghẹt tự do của con người mà bác cho là phải hay sao?
Chính bác đã thừa nhận “tôi không có ký ức về chiến tranh”, sau đó bác quy kết rằng điều đó sẽ khiến người ta không thể “luận bàn về tự do” thì tôi còn biết nói gì với bác nữa.
Thôi, bác cứ ôm cái tự do rởm đời như bó cỏ xanh treo đầu ngựa mà nỗ lực phi tiếp đi nhé.
Chào bác!
Những tư biện về tự do tách rời khỏi lịch sử và hiện thực chỉ là những thứ tự do sách vở, tự mê hoặc mình, tự mình làm ngu mình.
ReplyDeleteBác cho nhà em copy câu này nhé
“ …Có ai hiểu được hai chữ tự do bằng chính những người đã trải qua dưới bom rơi đạn nổ đấy. Có ai quý được hai chữ tự do bằng chính những người đã phải trả bằng máu mới có được tự do…”!Hehe! Xin lỗi bác, câu này tôi nghe ông Dũng, phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao Việt Nam nói mãi rồi. “Dân tộc Việt Nam đã chiến đấu để giành độc lập và tự do nên chúng tôi luôn thấu hiểu và yêu quý tự do!”. Cho phép tôi khỏi bàn về sự nguỵ biện một cách hài hước của những câu nói đại loại như trên. Tôi xin copy hầu bác một đoạn nói về các tiêu chí đánh giá tự do báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF). Theo bác họ đánh giá Việt Nam chúng ta như vậy đã chính xác chưa ạ? Các tiêu chí đánh giá của họ có chỗ nào bất hợp lý hay không chính xác không ạ? Theo bác Việt Nam có tự do báo chí không ạ? Hay bác vẫn nhai đi nhai lại như mấy ông quan chức nhà mình khi trả lời báo giới nước ngoài: “ Ở Việt Nam không có ai bị tù vì chính trị, chỉ có những người bị bỏ tù vì vi phạm pháp luật Việt Nam mà thôi. Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị!!”. Nói thế, đứa trẻ con 3 tuổi nó cũng chẳng thể tin!!
ReplyDelete“….This ranking reflects the situation during a specific period. It is based solely on events between 1 September 2007 and 1 September 2008. It does not look at human rights violations in general, just press freedom violations.
To compile this index, Reporters Without Borders (RSF) prepared a questionnaire with 49 criteria that assess the state of press freedom in each country. It includes every kind of violation directly affecting journalists (such as murders, imprisonment, physicalattacks and threats) and news media (censorship, confiscation of newspaper issues,searches and harassment). And it includes the degree of impunity enjoyed by thoseresponsible for these press freedom violations.
It also measures the level of self-censorship in each country and the ability of the
media to investigate and criticise. Financial pressure, which is increasingly common,is also assessed and incorporated into the final score.
The questionnaire takes account of the legal framework for the media (including
penalties for press offences, the existence of a state monopoly for certain kinds of
media and how the media are regulated) and the level of independence of the public media. It also reflects violations of the free flow of information on the Internet….”
Theo em "Chiến tranh" thường gắn với "độc lập", "đấu tranh" mới đi với "tự do", những người Bắc di cư vào Nam năm 1954 (khoảng 1 triệu) và thuyền nhân thập kỷ 80 thế kỷ trứơc (khoảng vài tri65u) họ coi là đi tìm "thế giới tự do" (em không bàn chuyện đúng sai của họ), vậy theo bác, họ có đủ tư cách để bàn về tự do không?.Hai cuộc chiến tranh vĩ đại của chúng ta đựơc cho là để giành độc lập và thống nhất Tổ quốc thì đúng hơn. "Độc lập- Tự do- hạnh phúc", trứơc tiên phải giành được "độc lập" rồi mới nói đến "tự do" và "hạnh phúc". Vì vậy khao khát tự do, bàn đến tự do không thể là độc quyền của những người trải qua chiến tranh (chưa nói là cụôc chiến nào ví dụ những người Mỹ đã trải qua chiến tranh ở VN và Iraq có quyền bàn về tự do hơn những anh phản chiến như luật sư Bill Clinton chăng?) nhưng chắc chắn phải qua tranh đấu, tự do không thể tự nhiên đựơc ai ban phát. Một ví dụ thô thiển : cựu chiến binh, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chắc chắn cũng bị bác Đông A coi là "lợi dụng quyền tự do dân chủ", vậy giữa ĐA va NVC ai đủ tư cách để bàn về tự do đây? Các nuớc Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch ..đựơc tổ chức Phóng viên không biên giới xếp hạng đầu về tự do báo chí và họ thì quá lâu rồi không hề biết chiến tranh là gì. Càng ngày càng thấy mọi người nhận xét đúng, bác ĐA tỏ ra rất uyên bác, sắc sảo và có cá tính trong những entry về văn chương, nghệ thuật, ngôn ngữ, văn hoá..nhưng lại rất cực đoan và thiếu thuyết phục khi luận về chính trị, xã hội.
ReplyDeleteXin chú ý rằng tôi không hề phân định ai được quyền bàn về tự do, ai không được bàn về tự do. Đối với tôi, ai cũng có quyền bàn về tự do. Tôi chỉ viết rằng: "Những tư biện về tự do tách rời khỏi lịch sử và hiện thực chỉ là những thứ tự do sách vở, tự mê hoặc mình, tự mình làm ngu mình" mà thôi.
ReplyDeleteNếu muốn nói về bảng xếp hạng tự do báo chí thì trước tiên xin mời tìm hiểu họ xếp hạng các nước dựa trên những tiêu chí nào. Không biết người ta dùng những tiêu chí gì để xếp hạng mà cứ thích bàn luận thì chẳng quá là làm trò cười thiên hạ.
ReplyDeleteTìm hiểu như thế thì vẫn chưa thể coi là đủ. Cần phải xem 49 questionnaires là những bảng câu hỏi như thế nào và ai là người được phỏng vấn để trả lời câu hỏi.
ReplyDeleteBan đầu tui tưởng Dong A là một ông già mang gánh nặng quá khứ ghê gớm giống những người tui biết. Ai dè ông bạn này thuộc hàng hậu bối chưa từng ngửi mùi thuốc súng. Bạn của tui ơi, thương bạn lắm. Sao bạn giống những kẻ sinh trước bạn mấy chục năm quá vậy. Sao phải khổ vậy bạn ? Thương bạn lắm ! Người như bạn trước sau gì cũng bị lịch sử nghiến nát. Thương lắm ! Thương lắm !
ReplyDeleteBác Dong A lai khơi lại chuyện quá khứ rồi. Có rất nhiều người tuyên bố mình là người đi tìm tự do và hiểu rõ giá trị của tự do nhất. Tôi thử lấy 1 ví dụ khác để so sánh với nhận định của bác. Những thuyền nhân Việt Nam còn sống sót và con cháu họ khi xem lại phim tài liệu về những chuyến vượt biển thảm khốc của họ và thấy mình là người hiểu giá trị của sự tự do nhất. Vẫn biết ra đi là 1 mất 1 còn mà hàng triệu người vẫn cứ đi. Đâu cần phải có chiến tranh mới thấy được giá trị của sự tự do.
ReplyDeleteLàm sao không có nghĩa là không có quyền.
ReplyDeleteHe he, "khẩu khí Đông A" (hào khí Đông A)
ReplyDelete"Có ai hiểu được hai chữ tự do bằng chính những người đã trải qua dưới bom rơi đạn nổ đấy. Có ai quý được hai chữ tự do bằng chính những người đã phải trả bằng máu mới có được tự do", tôi vẫn không thấy quan hệ giữa "máu", "bom rơi đạn nổ" với "tự do". "Tự do" có hàm nghĩa rất rộng (thân thể, cư trú, ngôn luận..và cả tình dục nữa), tất nhiên tôi hiểu bác ĐA muốn nói đến khái niệm tự do lớn nhất, chung nhất. "trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do"; "nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại", "không có gì quí hơn độc lập tự do".. vậy thì người hiểu chữ tự do sâu sắc nhất, yêu quí tự do nhất, có khát vọng tự do nhất chính là người đang hoặc đã trải qua việc mất tự do chứ không phải là người "trải qua bom rơi đạn nổ" hay phải trả bằng "máu".
ReplyDelete"Không biết đến tới những nhọc nhằn mà đến ngựa đá cũng phải trải qua, không nghĩ tới non sông muôn thưở, làm sao có thể luận bàn về tự do?" Câu này của bác lại càng đao to búa lớn quá và trìu tượng quá. Hiểu thế nào đây, Những người hiện đang bị tù đày như LTCN, NVĐ... có nhọc nhằn ngựa đá không? có nghĩ tới non sông muôn thuở không? (nghĩ đúng sai thế nào lại là chuyện khác) vậy nếu sau này họ ra tù và dùng câu nầy để khuyên ĐA đừng nên luận bàn về tự do có được không?
Xin lỗi, em thích sự kiên định và vốn chữ nghĩa của bác cũng như cả thái độ tranh luận của bác nên bàn cho vui thôi chứ thực ra đây là sân nhà bác, bác đá thế nào là quyền của bác chứ, ai không thích đi chỗ khác chơi.
@ĐA1:
ReplyDeleteKhông biết đến tới những nhọc nhằn mà đến ngựa đá cũng phải trải qua, không nghĩ tới non sông muôn thưở, làm sao có thể luận bàn về tự do?
@ĐA2:
Xin chú ý rằng tôi không hề phân định ai được quyền bàn về tự do, ai không được bàn về tự do. Đối với tôi, ai cũng có quyền bàn về tự do. Tôi chỉ viết rằng: "Những tư biện về tự do tách rời khỏi lịch sử và hiện thực chỉ là những thứ tự do sách vở, tự mê hoặc mình, tự mình làm ngu mình" mà thôi.
“Có ai hiểu được hai chữ tự do bằng chính những người đã trải qua dưới bom rơi đạn nổ đấy. Có ai quý được hai chữ tự do bằng chính những người đã phải trả bằng máu mới có được tự do.” Đúng, họ là người hiểu tự do nhất vì họ đối mặt với chiến tranh không vì tự do mà vì sự sống. Mong muốn bảo tồn sự sống, họ cứ co lại co lại vào bản thân mình, ai còn thiết nghĩ gì đến tự do, một thứ quá lớn, quá trừu tượng. Vậy nên, khi sống rồi, họ sững sờ đến vỡ òa trong tự do, theo nghĩa không có “thứ bên ngoài nào bên trong”, mộc mạt chân thật. Thật sung sướng khi mong vạn mà được triệu. Ai cảm và hiểu nhất tự do đây?
ReplyDelete“Những tư biện về tự do tách rời khỏi lịch sử và hiện thực chỉ là những thứ tự do sách vở, tự mê hoặc mình, tự mình làm ngu mình.” – Đây tự do cá nhân bị đặt dưới tự do rộng lớn hơn, cái xám xịt tháp ngà và cái xanh tươi tỏa khắp.
Ý kiến cá nhân: Tư do là quyền lựa chọn. Nơi nào không có tự do, vậy phải tự thân vận động tìm đến với tự do ở nơi khác; lo lắng chi, phiền muộn chi cho sự bất lực hiển nhiên. Mọi xã hội đều gồm con người cá nhân; con người cá nhân hiện đại càng tự do; lo gì xã hội không tự do, thúc chi ép chi cái sẽ thành.