Sunday, October 19, 2008

Nhất dĩ quán chi

Khi được hỏi đạo của mình như thế nào, Khổng tử trả lời: ngô đạo nhất dĩ quán chi (đạo của ta là một mà xuyên suốt). Không lo có người không hiểu mình, không lo đạo của mình không quảng phát, chỉ lo chưa trau dồi được đạo, đấy là Khổng tử. Giữ vững một quan điểm làm phương châm xuyên suốt cho tất cả mọi hành động, không a dua với đời, không xa lánh đời, hòa với đời nhưng không đồng nhất với đời. Bất kể tinh thần thời đại vận động theo kiểu gì, bất kể nó biến đổi như thế nào, chỉ cần dùng một quan điểm để xuyên suốt tất cả những thay đổi đấy.

Khổng tử nói rằng người quân tử ở trong thiên hạ không chủ trương phải thế này hay không phải thế khác, chỉ hợp nghĩa thì làm. Cái một của Khổng tử, cái nghĩa của Khổng tử là chính danh. Bất luận sự vật là gì chỉ cần làm sao để danh và vật là một.


10 comments:

  1. Ặc ặc, hình như bác HSTS cưỡi cá kình mà giảng đạo nên lộn sang ông Laozi rồi!

    ReplyDelete
  2. Xin góp them chút xíu, trong sách Trung Dung theo lời Khổng Tử thì quân tử cần có “trí, nhân, dũng tam giả, thiên hạ chi đạt đức dã, sở dĩ hành chi giả nhất dã” 《中庸》引孔子的话说:“知(智)、仁、勇三者,天下之达德也,所以行之者一也。” Cho nên quân tử mà thiếu “dũng” thì cũng không được, đúng không nào.

    ReplyDelete
  3. Hoàng Sa Trường SaOctober 20, 2008 at 2:14 AM

    Ở trên HSTS chỉ muốn nhân entry này của bác Dong A để nói về chữ đạo, con đường xiên suốt cho mọi tư tưởng hành động.
    Tiếp đến nói về quân tử, quan điểm về quân tử của người Trung Quốc, để là một Quân tử phải có tứ bất:
    第一、君子不妄动,动必有道;( Thứ nhất: Quân tử bất vọng động, động tất hữu đạo )
     第二、君子不徒语,语必有理;( Thứ hai: Quân tử bất đồ ngữ, ngữ tất hữu lí )
     第三、君子不苟求,求必有义; ( thứ ba: Quân tử bất cẩu cầu, cầu tất hữu nghĩa )
     第四、君子不虚行,行必有正。( Thứ tư: Quân tử bất hư hành, hành tất hữu chính )
    Ở đây toàn người hiểu biết về nho giáo nên HSTS cũng không cần dịch nghĩa thuần Việt!

    ReplyDelete
  4. Hoàng Sa Trường SaOctober 20, 2008 at 2:36 AM

    @ NHHP: Sao bác lại vội quy kết HSTS nhầm Lão Tử với Khổng Tử, HSTS đã từng đọc cuốn " tay trái Lão Tử tay phải Khổng Tử " Khổng tử và Lão tử đều được coi là đại biểu cho " vi nhân xử sự chi đạo ", đại diện cho truyền thống văn hoá trí tuệ TQ, vì thế khi nhắc đến đ người ta thuờng nhắc đến cả hai nhân vật trên.
    Lão Tử sống trong khoảng ( 600 - 470 TCN )
    Không Tử: ( 551 - 479 TCN )
    Tức thời Xuân Thu

    ReplyDelete
  5. Hoàng Sa Trường SaOctober 20, 2008 at 4:19 AM

    Chữ Đạo có 3 nghĩa:(1) Đạo là con đường; (2) Đạo là bổn phận; (3) Đạo là lí tính tuyệt đối, là bản thể không thể biểu đạt bằng lời nói, không thể nghĩ bàn, như Lão Tử nói: " Đạo không thể nói bàn được, nếu nói bàn được thì không phải là Đạo". Ý muốn nêu Đạo phải thực chứng, nó lìa văn chữ, ngôn từ...

    ReplyDelete
  6. Cụ Khổng bẩu, này, đạo ta chỉ một mà nó xiên tất cả đấy nhá! Ông học trò nghe xong có vẻ hiểu. Nhưng mấy ông trò khác nghe thầy nói thế thì chả hiểu gì sất, mới hỏi ông kia: Này ông, thầy nói vậy nghĩa là làm sao? Ông kia liền nói: À, đạo của thầy nhà ta chẳng qua là "trung", và "thứ" mà thôi (phát huy thêm tí ữa thì nào là: Kỉ dục đạt nhi đạt nhân, nào là: kỉ sở bất dục vật thi ư nhân). Thầy bảo là một, đến ông trò đã bẩu là hai rồi. Đến ông thứ 10 thì hẳm là thêm chú, sớ, sấm vĩ... phát huy không thôi... Cái hai kia còn nghe nói là "trung" và "thứ", chứ cái "một" cụ Khổng không bẩu nó là cái gì cả, hậu nho tuyền đoán thôi. Bác Đông A bẩu nó là "chính danh". Từ "chính danh" mà ông học trò cụ Khổng nghe xong nói lại với đồng môn, phát huy ra thành "trung" và "thứ" là vì sao? Hay là ông ấy tán láo ra chăng? Về chỗ này, cúi mong bác Đông A chỉ điểm cho nhà cháu được rõ ạ. Híc

    ReplyDelete
  7. Chính danh không phải là tôi bảo. Ông Hồ Thích bảo vậy. Tôi thấy hợp với cách nhìn của tôi nên tôi dùng cách nhìn này. Đối với tôi vấn đề không phải là Khổng tử thực sự muốn nói gì hay hậu thế muốn diễn giải học thuyết của Khổng tử như thế nào, mà là tôi muốn nhìn nhận học thuyết của Khổng tử như thế nào và sử dụng nó ra làm sao.

    ReplyDelete
  8. Tôi nghe các bác như vịt nghe sấm nên trong lòng thấy cảm phục lắm lắm. Chỉ không hiểu những điều cao đạo ấy vận dụng thực tế vào xã hôi VN bây giờ như thế nào? ai cần thấm nhuần tư tưởng của đức Khổng: lãnh tụ? chính khách? doanh nhân? trí thức? dân đen? Nhớ mang máng lúc sinh thời ông HCM có đề cập sự tương đồng của các tư tưởng lớn: Chúa Jesu, Phật Thích Ca, Các-Mác, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên.v.v Nhưng rút lại đến tận thế kỷ 21 này trẻ con VN lần đầu tiên đến lớp vẫn đựơc dạy "yêu Tổ quốc, yêu đồng bào" (em thì lại nghĩ những đứa trẻ khi chập chững vào con đường học vấn trước hết cần được dạy hãy yêu kính cha mẹ, thày cô, bạn bè và bản thân cái đã - hay phải nhờ bác Đông A dạy cho con nít lớp 1 hiểu thế nào là "Tổ quốc", "đồng bào" rồi mới nói chuyện yêu được chứ - tôi thì biết cắhc có nhiều người đã tốt nghiệp ĐH vẫn không trả lời chính xác "đồng bào" là gì và vì vậy người ta nói cha mẹ, thày cô ...chính là nằm trong chữ đồng bào ấy). Xin lỗi các bác vì em bị lạc đường rồi nhưng không hiểu sao em cứ nghĩ lẩn thẩn vì dân mình quen đựơc dạy những cái quá trìu tượng để không đủ khả năng nhận thức những điều nhỏ nhặt nhất. Ví dụ SGK đạo đức lớp 6 in hình ông HCM miệng ngậm thuốc lá , tay đút cháo cho một nhi đồng yêu TQ, yêu ĐB thì không hiểu để minh hoạ điều gì (điều này em đọc trên mạng chứ thực ra em không có cuốn sách GK đó). Học sinh lớp 9 đã học thuộc lòng những bài văn mẫu bình thơ Lý Bạch, Khuất Nguyên gì đó trong khi chưa có khả năng phân tích thơ của nhi đồng TĐK chứ đừng nói đến Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...Có phải cũng vì vậy mà chúng ta sắp có tới 2 Văn miếu nhưng lại chẳng xuất khẩu được một tư tưởng gì Made in VN(trong thị trường nội thì có hay sao ấy). Thành thật xin lỗi bác Đông A vì lần này em không khó chịu với bác mà chỉ suy diễn vớ vẩn vậy thôi.

    ReplyDelete
  9. "Bất kể tinh thần thời đại vận động theo kiểu gì, bất kể nó biến đổi như thế nào, chỉ cần dùng một quan điểm để xuyên suốt tất cả những thay đổi đấy."
    => theo em thấy thật ra đây là một thứ triết lý nhàn hạ. Làm sao có thể biết được quan điểm của mình là phù hợp để xuyên suốt tất cả mọi thay đổi? Đơn giản là cụ Khổng Tử lười thay đổi, nên bắt cả thế giới rập khuôn theo mình đấy thôi :) em không tưởng tượng nổi cụ Khổng trong 1 lần despair bắt gặp triết của Kierkegaard thì thế nào.
    Sống mà không bao giờ thay đổi mình chẳng khó, sống mà không ngừng thay đổi để dẫn đầu những đổi mới của nhân loại mới khó chứ.
    Hay là cụ Khổng Tử đang nói về cái khác ạ?

    ReplyDelete
  10. Trời! Đúng là thần, sao biết chính xác năm sinh/mất của mấy ông ấy thế không biết bác HSTS!

    ReplyDelete