Tuesday, September 2, 2008

Về bản Hoàng Lê nhất thống chí

Báo Gia đình và Xã hội có bài viết về bản Hoàng Lê nhất thống chí bị mất. Bài viết phỏng vấn bà Phạm Tú Châu về văn bản cuốn Hoàng Lê nhất thống chí. Bà Phạm Tú Châu cho biết: "Ở hồi 1 cuốn Hoàng Lê nhất thống chí do các ông Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch dịch có câu: “Từ đó Thị Huệ càng ngày càng được nhà Chúa yêu quý. Ả nói gì Chúa cũng nghe, hễ có việc gì là Chúa cũng bàn với ả”. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những bản còn lưu giữ được đến hiện tại đều không có câu này, kể cả những bản tôi xin được bên Pháp cũng không có."

Thư viện CADAL đặt ở Đại học Chiết Giang, Trung Quốc có lưu một ấn bản điện tử cuốn An Nam nhất thống chí, do Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã phát hành. Đây là bản chụp lại một bản chép tay của Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Pháp. Tôi download bản này về và xem thì thấy câu văn ở trên, mà theo bà Phạm Tú Châu không có trong các văn bản hiện có ở Việt Nam, có trong văn bản này. Chỉ có điều câu văn hơi khác so với bản dịch một chút: ngôn vô bất thính, dục vô bất tòng (Nói gì Chúa cũng không thể không nghe, muốn gì Chúa cũng không thể không theo). Câu dịch "hễ có việc gì là Chúa cũng bàn với ả" có lẽ là dịch thoáng từ câu tiếp theo "dữ Chúa đồng cư chính tẩm, như nhân gia phu phụ" (cùng với Chúa ở nơi chính tẩm, như vợ chồng nhà dân). Chính tẩm là nơi làm việc, khác với nội tẩm là nơi nghỉ ngơi. Không hiểu Việt Nam lưu giữ các văn bản cổ như thế nào mà hay thấy làm mất các văn bản thế. Một thư viện điện tử ở tận Trung Quốc, cho phép mọi người trên thế giới sử dụng miễn phí, còn có bản chụp những văn bản của Việt Nam mà cả Việt Nam không có. Kỳ thật!


Photobucket

8 comments:

  1. Thế mới là Việt Nam

    ReplyDelete
  2. Cám ơn bạn. Đúng là Chiết giang. Tôi đã sửa lại.

    ReplyDelete
  3. Việc đưa những thư tịch cổ lên internet không quá khó khăn nhưng chưa làm được (hoặc chưa nghĩ đến), thực là lạc hậu. Ngay cả chuyện để mất các văn bản cũng phản ánh sự lạc hậu. Lạc hậu ở cách quản lý. Lạc hậu ở ý thức của kẻ đánh cắp.

    ReplyDelete
  4. Gia co ban cua ba Chau xin duoc o ben Phap de tien so sanh thi tot. Vi ban cua Thuong Hai co tich xuat ban xa in theo ban cua Vien Vien dong Bac co. Ban nay o VN chac chan co, nhieu kha nang hai ong Nguyen Duc Van va Kieu Thu Hoach can cu vao ban nay de dich.

    ReplyDelete
  5. Nhan tien, dinh chinh mot diem sau: 浙江 phien sang tieng Viet la Chiet Giang, chu khong phai Triet Giang. Ly do: 浙,旨热切,章母,thanh mau (phu am dau) thuoc Chuong mau, doi ung voi tieng Viet la thanh mau ch- (khong phai tr-), va lai phien thiet cua chu nay la "chi nhiet thiet", suy ra am "chiet" la dung. Trong tieng Bac, tr-/ch- khong phan, nen nhieu nguoi hay nham Chiet Giang thanh Triet Giang.

    ReplyDelete
  6. Mình mới thăm quan Trung tâm lưu trữ quốc gia III, đường Đào Tấn Hà Nội. ở đây cũng có một máy chụp lưu trữ, cho bản phim đồng thời cho một bản điện tử. Nhưng việc lưu trữ điện tử, phổ biến nó lên mạng chắc chắn cũng phải chờ một thời gian không bít bao lâu nữa. Vấn đề hình như chưa có ai quan tâm.

    ReplyDelete
  7. Một bác ở Viện Hán Nôm cách đấy 2 năm kể với tôi là Nhật Bản từng đề nghị giúp số hóa hết kho lưu trữ của viện chỉ với điều kiện là xin một bản soft copy, nhưng bị từ chối. Bác này bình: "Nếu nó tung hết thư tịch cổ của mình lên mạng thì còn nhà nghiên cứu (nước ngoài)nào đến Việt Nam nữa?"

    ReplyDelete
  8. ["Một bác ở Viện Hán Nôm cách đấy 2 năm kể với tôi là Nhật Bản từng đề nghị giúp số hóa hết kho lưu trữ của viện chỉ với điều kiện là xin một bản soft copy, nhưng bị từ chối. Bác này bình: "Nếu nó tung hết thư tịch cổ của mình lên mạng thì còn nhà nghiên cứu (nước ngoài)nào đến Việt Nam nữa?"].
    "Một bác" lảm nhảm không à. Mẽo để Google thực hiện dự án số hoá nguồn tài nguyên thư viện khổng lồ để người ta "đọc chùa" mà không bị ngăn chặn, chắc mẽo nó cũng "ngớ" như "một bác" kia.

    ReplyDelete