Tôi nhớ có đọc ở đâu đó ai đó có nói rằng hồi ký sẽ là một thể loại sẽ lên ngôi ở Việt Nam. Những khúc mắc lấn cấn cuộc đời ở đời thật không giải quyết được thì đem vào hồi ký. Hồi ký sẽ là ngôi nhà của tôi, pháo đài của tôi, là chiến lũy của tôi, là trận địa của tôi. Hồi ký của tôi là tôi và không phải là tôi. Tôi đọc hồi ký luôn ngổn ngang trăm mối. Nhưng dù có thiên biến vạn hóa hồi ký vẫn chỉ phản ảnh về người viết nó hơn là về những người mà nó viết.
Tôi đọc hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh (biết qua blog Linh) [tôi chỉ dẫn đường link như nó có và không chịu trách nhiệm về những trang web ngoài blog của tôi. Cũng cần phải nói thêm rằng trang box.net là trang web tự do và mọi người có quyền tự do đặt đường link đến nó.] Tôi không biết ông Nguyễn Đăng Mạnh ngoài mấy lần đọc ở đâu đó chuyện tranh cãi giữa ông và Trần Mạnh Hảo. Sách giáo khoa văn học của ông tôi cũng không được học. Không biết là may hay không may, nhưng kiến thức về văn học của tôi có được chủ yếu từ hồi học phổ thông. Sách văn học hồi tôi học chủ yếu toàn bài văn trích giảng, không có những bài tổng luận lằng nhằng gì cả, thành ra học sinh được tự do viết theo chủ quan của mình, chẳng có văn mẫu, bài mẫu gì hết. Đọc hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh tôi mới thấy quan điểm về nghiên cứu văn học của các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam (cả của Nguyễn Đăng Mạnh) thật kinh khủng. Gần như cứ ai có ý kiến hay quan điểm khác hay trái ngược với bài viết là bị coi là "đánh". Tôi thực sự không hiểu tại sao lại có ý nghĩ là "đánh". Trao đổi học thuật là chuyện rất bình thường. Sai lầm trong nghiên cứu học thuật cũng là những chuyện rất bình thường. Thay đổi quan điểm trong nghiên cứu học thuật cũng là những chuyện bình thường. Tủn mủn, vụn vặt, nhỏ nhen và nhỏ bé là những gì tôi thấy qua hồi ký. Có lẽ vì vậy mà tôi chẳng biết ông Nguyễn Đăng Mạnh có đóng góp gì cho ngành phê bình văn học Việt Nam. Có thể tôi là kẻ ngoại đạo. Nhưng những gì không đến được với những kẻ ngoại đạo như tôi thì đó hẳn là những gì hoặc rất hẹp và rất sâu, hoặc vô giá trị và vô bổ.
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh có viết và nhắc đến một số người vẫn còn sống, do đó mức độ chân thật có thể cao. Với những người đã khuất thì khó kiểm chứng. Song theo khen chê từng đối tượng có thể suy ra chân dung của người viết hồi ký. Những chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ... gì đó, không phải là chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ..., mà là chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ... qua con mắt của Nguyễn Đăng Mạnh. Những chân dùng này phản ánh Nguyễn Đăng Mạnh hơn là phản ánh về Tố Hữu, Nguyễn Khải... Tôi đọc hồi ký không phải để thấy người khác nó viết mà để thấy chính người viết nó.
Tôi đọc hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh (biết qua blog Linh) [tôi chỉ dẫn đường link như nó có và không chịu trách nhiệm về những trang web ngoài blog của tôi. Cũng cần phải nói thêm rằng trang box.net là trang web tự do và mọi người có quyền tự do đặt đường link đến nó.] Tôi không biết ông Nguyễn Đăng Mạnh ngoài mấy lần đọc ở đâu đó chuyện tranh cãi giữa ông và Trần Mạnh Hảo. Sách giáo khoa văn học của ông tôi cũng không được học. Không biết là may hay không may, nhưng kiến thức về văn học của tôi có được chủ yếu từ hồi học phổ thông. Sách văn học hồi tôi học chủ yếu toàn bài văn trích giảng, không có những bài tổng luận lằng nhằng gì cả, thành ra học sinh được tự do viết theo chủ quan của mình, chẳng có văn mẫu, bài mẫu gì hết. Đọc hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh tôi mới thấy quan điểm về nghiên cứu văn học của các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam (cả của Nguyễn Đăng Mạnh) thật kinh khủng. Gần như cứ ai có ý kiến hay quan điểm khác hay trái ngược với bài viết là bị coi là "đánh". Tôi thực sự không hiểu tại sao lại có ý nghĩ là "đánh". Trao đổi học thuật là chuyện rất bình thường. Sai lầm trong nghiên cứu học thuật cũng là những chuyện rất bình thường. Thay đổi quan điểm trong nghiên cứu học thuật cũng là những chuyện bình thường. Tủn mủn, vụn vặt, nhỏ nhen và nhỏ bé là những gì tôi thấy qua hồi ký. Có lẽ vì vậy mà tôi chẳng biết ông Nguyễn Đăng Mạnh có đóng góp gì cho ngành phê bình văn học Việt Nam. Có thể tôi là kẻ ngoại đạo. Nhưng những gì không đến được với những kẻ ngoại đạo như tôi thì đó hẳn là những gì hoặc rất hẹp và rất sâu, hoặc vô giá trị và vô bổ.
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh có viết và nhắc đến một số người vẫn còn sống, do đó mức độ chân thật có thể cao. Với những người đã khuất thì khó kiểm chứng. Song theo khen chê từng đối tượng có thể suy ra chân dung của người viết hồi ký. Những chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ... gì đó, không phải là chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ..., mà là chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ... qua con mắt của Nguyễn Đăng Mạnh. Những chân dùng này phản ánh Nguyễn Đăng Mạnh hơn là phản ánh về Tố Hữu, Nguyễn Khải... Tôi đọc hồi ký không phải để thấy người khác nó viết mà để thấy chính người viết nó.
Con nho, khi Tran Manh Hao ra cuon "Tho phan Tho", so luong xuat ban rat dang ne.
ReplyDeleteLan nay GS Manh viet hoi ky, danh phan lon noi dung tac pham de binh pham ve nhung nguoi cung thoi voi ong, von di la chia khoa de nang cao luong xuat ban, la moi hap dan de thu hut ban ddoc. Ai ngo bi tung len mang som qua, cu dan mang nhao nhao vao ddoc, dden khi sach cua bac xuat ban, thi con ai mua nhi. Thuong cho GS qua, hong mat qua phat tai luc cuoi ddoi. Ma cung khong biet ai la nguoi dau tien tuon len mang, choi GS vo nay dau the.
@đ.c.v: Bác cứ đùa, cuốn này làm sao xuất bản được?. Chỉ đọc riêng chương HCM với chương Nguyễn Khải là đã chắc chắn không thể xuất bản được chừng nào ĐCS còn nắm quyền. Lại còn chương Nguyên Ngọc có đoạn Nguyên Ngọc nói: "chế độ này thế nào cũng sụp đổ", chương Hoàng Ngọc Hiến kể chuyện ông Hiến tham gia đảng Hành động nhân dân, may không bị tóm!.
ReplyDelete@Linh: Bac nhac nho lam em giat minh tinh ngo. Dung la em non not va thieu y thuc chinh tri lam lam. Em cu nghi, viet sach la de xuat ban kia. Te ra cung co nguoi viet sach chi de tung len mang khuay dao mot phen. Em lai chia buon nham voi GS Manh roi.
ReplyDeleteThấy có người phản đối thay cho bác Mạnh việc ai đó đã đưa hồi ký này lên mạng.
ReplyDeleteThực hư chả biết thế nào.
Bác ĐA này chuyên văn chương nhưng có lẽ làm nhiệm vụ “giải độc” là chủ yếu nhỉ ?
ReplyDeleteTôi đọc blog của bác không phải để thấy những gì bác viết mà để thấy chính con người bác.
ReplyDelete"mà là chân dung Tố Hữu, Nguyễn Khải ... qua con mắt của Nguyễn Đăng Mạnh..." Tôi có cảm nhận giống bác.
ReplyDeleteHic, mấy ông "đại trí thức" như ông Mạnh chỉ đến lúc sắp về với Các Mác, Lê Nin mới viết hồi ký, nhắn nhủ với lớp hậu sinh rằng ta cũng có chí khí, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Nhưng điều này càng tô đậm chữ HÈN của các ông. Những điều như thế, nếu là "đại trí thức", sao không nói ra từ sớm, lúc đang ở trên đỉnh cao muôn trượng, cho nhiều người biết? Chẳng hạn, trong hồi ký, ông Mạnh nói rằng Dương Thu Hương tốt, nhưng lúc bà ấy bị "xử", sao ông không lên tiếng bênh vực?
ReplyDeleteMột người như thế mà viết sách cho hàng triệu học sinh dưới mái trường XHCN học thì kết quả thế nào, chắc quý vị cũng đoán ra.
Hôm trước, đọc đâu đó về cái "bàn tròn trí thức" có sự tham dự của ông Dương Trung Quốc mà tôi phát phì cười. Toàn từ ngữ rổn rảng, rỗng tuếch, mâu thuẫn với hành động của chính các ông ấy.
Tôi nghi, tất cả các "đại trí thức" Việt Nam trước khi xuống lỗ đều sẽ có hồi ký. Mấy ổng muốn những "cuốn sách" này sẽ giúp rửa sạch nhơ nhớp trong đời. Trên thực tế, nó lại tô đậm chữ HÈN của mấy ổng mà thôi.
Chào bạn, đọc bài này biết bạn là người sâu sắc. Mốt viết hồi ký đang nảy nòi ra nhiều tư cách con người vốn tự nhận mình là kẻ trung thực hay cao thượng gì gì đó. Có người tự nhận minh thân thiết hay có quan hệ với người nổi tiếng, lãnh đạo để thấy mình thêm oai. Mấy ông nhà văn trong đó chỉ nhìn thấy người ta có một lần mà có thể phán xét với sự khinh khỉnh đến lạ, quy chụp bản chất và cứ làm như mình đứng trên cao hơn họ và có quyền đánh giá phán xét tư cách họ.
ReplyDeleteTôi có đọc một số bài trong hồi lý này, và như một số hồi ký lan truyền gần đây, người ta cố gắng làm mình thêm oai, thêm sang, thêm thông thái bằng vệc phán xét kẻ khác. Ngày tôi đi học, sách của ông NĐM tụi tôi phải mua đọc và tham khảo chí chết. Nhưng từ đó đến nay, tôi chưa thấy ông ấy c1 những bài phê bình gì để thực sự mang lại cho nền văn học Việt Nam có những tác phẩm hay hơn. Thời đó, có lẽ ông cũng sống như những nhà văn khác, cố gắng trung dung để giữ ghế, có đồng lương, chứ chớ có dám ho he gì.
Đến nay, nhiều người sắp xuống lỗ lại chửi vung vít hoặc có thái độ hằn học làm rối và sai lệch lịch sử. Ở một góc độ nào đó, họ cũng có tội với đất nước chính bằng thái độ vô trách nhiệm này.
Hồi ký đâu có phải là thể loại văn chương để người viết đứng trên hạ cố nhìn những người khác quanh mình? Đọc NĐM và một số Hồi ký khác chợt thấy xấu hổ cho các vị đó...
ReplyDeleteBuồn ơi, chào mi!(F.Sagan)
ReplyDeletehay nhin doi trung thuc nhu no von co va cho moi nguoi cung biet dieu trung thuc khi no con dang gia doi. N
ReplyDeletehu vay y nghia hon
Ôi có hồi ký của Lê Đức Thọ, Lê Duẩn và mấy ông to trong bộ chính trị ĐCSVN, thì hay biết mấy
ReplyDeleteHồi ký là một thể loại kể về những chuyện trong quá khứ của bản thân chứ đâu phải để buôn dưa lê về chuyện của người khác như thế. Ở VN, viết hồi ký dường như đg trở thành mốt. Nhưng theo tôi, viết về những người khác rồi phát tán một cách công khai như thế phải được sự đồng ý của họ, nếu không thì thật lố bịch, chẳng khác nào một kiểu nói xấu dưới hình thức văn chương!
ReplyDeleteNguyen dang Manh ,Nguyen Khai ...la loai AN CHAO DA BAT khong bang cai long BUOI cua Hoang Cam,Tu Phac,...nhung nha van nhac sy bi day ai
ReplyDeleteHồi ký Nguyễn Đăng Mạnh sẽ giúp người Việt Nam đoạt giải Nobel Hoà Bình. Đó là giải thưởng cho 85 triệu người Việt Nam yêu chuộng hoà bình, trừ ông í.
ReplyDeleteHồi ký thì là ý kiến chủ quan của người viết. Nhưng đừng vì thế mà lấy cái chủ quan của mình để mà áp đặt, nhận xét phiến diện về con người mà mình chỉ mới 2 lần gặp mặt, còn lại là "nghe nói" hoặc "nghe kể lại". Nhìn thế giới kìa, họ đã công nhận gì về văn chương và tư tưởng của Hồ Chí Minh? Vậy thì nguyên nhân sâu xa là gì để 1 người có vị thế cao trong xã hội như ông Mạnh, lại viết ra những lời lẽ này? Dẫu sao cũng buồn cho 1 người như ông.
ReplyDeleteĐọc chẳng khác gì phản động. Bôi nhọ tư tưởng HCM
ReplyDelete