Những con cá hớp hớp ô xy.
Những con cá mùa đông bơi lội.
Vướng mắt vào
lớp băng.
Tới đó.
Nơi sâu hơn.
Nơi biển cả.
Những con cá.
Những con cá.
Những con cá.
Những con cá bơi lội mùa đông
Những con cá muốn nổi lên
Những con cá bơi trong tăm tối
Dưới mặt trời
mùa đông lăn tăn.
Những con cá bơi chối chết
Cách vĩnh cửu của cá.
Những con cá không rỏ lệ:
Tỳ đầu vào tảng đá
Trong nước buốt
Lạnh cóng
Đôi mắt buốt
Những con cá.
Những con cá
Luôn luôn im lặng
Bởi vì chúng không nói không rằng.
Những vần thơ về những con cá,
Giống như những con cá,
Trào lên ngang họng.
(Đông A dịch)
Tôi đọc bài thơ này của Brodsky với cảm giác kỳ lạ. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới những con cá trong mùa đông băng tuyết. Những con cá vẫn sống dưới lớp băng, vẫn bơi lội, nhưng chúng bơi trong tăm tối, không ánh sáng mặt trời, mặc dù mặt trời mùa đông vẫn chói lọi trên cao. Chúng không thể bơi lên mặt nước hớp không khí vì lớp băng ở trên. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy những đôi mắt cá dưới lớp băng đấy. Chúng có lạnh lẽo, buốt giá? Những đôi mắt câm lặng dưới lớp băng. Những con cá không thể nào nói được. Dù sao mùa đông cũng chỉ có ba tháng. Tôi nghĩ về những con người. Một đời người. Có những bài thơ đọc lên thấy sợ. Tôi không biết tôi có hối tiếc đã đọc bài thơ này và đã dịch nó không?
Nguyên văn tiếng Nga:
Рыбы зимой
Рыбы зимой живут.
Рыбы жуют кислород.
Рыбы зимой плывут,
задевая глазами
лед.
Туда.
Где глубже.
Где море.
Рыбы.
Рыбы.
Рыбы.
Рыбы плывут зимой.
Рыбы хотят выплыть.
Рыбы плывут без света.
Под солнцем
зимним и зыбким.
Рыбы плывут от смерти
вечным путем
рыбьим.
Рыбы не льют слезы:
упираясь головой
в глыбы,
в холодной воде
мерзнут
холодные глаза
рыбы.
Рыбы
всегда молчаливы,
ибо они --
безмолвны.
Стихи о рыбах,
как рыбы,
встают поперек
горла.
Иосиф Бродский
Chào anh, em rất phục bản dịch Brodsky của anh (một phần là do em chưa bao giờ hiểu được ông này định nói gì trong những bài thơ của mình, nên chưa bao giờ cảm thấy muốn dịch cả). Bài này cũng thế, em thì cho là Brodsky không định nói về cá, nhưng những ám chỉ của ông ấy quá mơ hồ đối với em.
ReplyDeleteừ, chỉ có những người như Iosiv Brodsky mới nhìn thấy cá bơi dưới tuyết như thế. BÁc dịch rất chi là Đông A- "đôi mắt buốt"
ReplyDeleteoh anh, sao anh lại nghĩ nhiều về những con cá thế? Trong khi bài thơ này nói về những vần thơ cơ mà? :)
ReplyDelete(Em không biết tiếng Nga, đó là em cảm nhận theo bản dịch của anh thôi)
Cảm ơn bác đã dịch và giới thiệu. Xin mượn bác đem về treo trong trang nhà: www.pi-company.com.vn
ReplyDeleteBài thơ hay quá, cảm ơn anh!
ReplyDeleteThơ Brodsky vẫn luôn thấm đẫm ý thức bi kịch - cái mà đôi khi em cảm thấy ngày càng thiếu dần trong thơ ca hậu hiện đại.
Cái ấn tượng với em ở bài thơ này là giọng điệu có vẻ như lãnh đạm của nhà thơ khi vẽ nên một bức tranh tương phản giữa không gian trên cao khoáng đạt và không gian duới sâu - nơi những con cá chỉ còn biết câm ặng chấp nhận "cái tự do" của mình, giữa khát vọng muốn giải thoát và một sự đè nén tưởng như không tan ra đuợc. Nó gợi liên tưỏng rất nhiều đến sự tồn tại của con người trong cuộc đời này. Chúng ta có khác nào những con cá kia không?
Tôi sống như con chim cúc cu trên chiếc đồng hồ
ReplyDeleteKhông ghen tị những con chim trong rừng núi
Người ta lên dây và tôi hót cúc cu
Có biết không, cái phận đời như thế
Chỉ đối với quân thù là tôi có thể
Mong chúng bị sống vậy mà thôi
1911
Anna Akhmatova
Я живу, как кукушка в часах,
Не завидую птицам в лесах.
Заведут - и кукую.
Знаешь, долю такую
Лишь врагу
Пожелать я могу.
1911
Анна Ахматова
- Translated by DongA.
"... until the day I found that I have no friend, no enemy. All of them and I and mountain, waterfall, ocean are living in a beautiful transparent net."
-- by SweetPotatova, friend and enemy of Karrotsky, was born in VinaPuplika four thousand years ago.
ThreeWorlds for Dong-A"
ReplyDelete"Possessing the soul of an artist and the ingenious mind of an mathematician, world famous graphic artist M.C. Escher’s art was lauded and studied by scientists, mathematicians and crystallographers. Escher (1898-1972), a Dutchman, was himself a contradiction, disliking flat shapes as much as he disliked mathematics, yet his intrinsic knowledge inspired him to create visual ironies that defied concepts of infinity. Working with lithography, woodcutting and mezzotints, he manipulated space and geometric patterns, created implausible multi-dimension images of mathematical perfection."
http://www.art.com/products/p10426166670-sa-i5944467/m-c-escher-three-worlds.htm?sorig=cat&sorigid=4706&dimvals=4706&ui=5351c08378944b8ebecff3e2825289cd
--GC