Monday, May 26, 2008

Địa giới Hà Nội ngày xưa

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Hà Nội ngày xưa không nhỏ như chúng ta thường nghĩ. Có những thời kỳ Hà Nội ngày xưa còn lớn hơn Hà Nội hôm nay. Hà Nội tuy có những tên gọi khác nhau ở những thời kỳ khác nhau nhưng đều bao gồm kinh thành hay tỉnh thành và phủ bao quanh. Có thể hình dung kinh thành như nội thành, và phủ như là ngoại thành. Thời nhà Lý Hà Nội có kinh thành với tên gọi là Thăng Long và phủ Ứng Thiên. Đến nhà Trần đổi thành Trung Kinh. Theo Dư địa chí trong Lịch triều hiến chương loại chí phủ Ứng Thiên bao gồm các huyện Thanh Oai, Chương Đức (Chương Mỹ ngày nay), Sơn Minh (Sơn Lãng) và Hoài An. Như vậy phủ Ứng Thiên chủ yếu là đất một số huyện của Hà Tây ngày nay. Đến thời kỳ bị nhà Minh đô hộ, Hà Nội được gọi là Đông Quan là trị sở của 3 ty phủ Giao Châu. Đại Nam nhất thống chí dẫn theo Đại Thanh nhất thống chí chép phủ Giao Châu lãnh 5 châu là Phúc Yên, Uy Man, Lị Nhân, Từ Liêm và Tam Đái, 13 huyện bao gồm các huyện thuộc Hà Tây và Hà Nam ngày nay. Đến nhà Nguyễn thời Minh Mạng Hà Nội bao gồm phần Hà Nội hiện nay ở phía nam sông Hồng, toàn bộ Hà Tây trừ Sơn Tây và Hà Nam, như bản đồ dưới đây
Photobucket

Thời nhà Nguyễn chế độ hành chính của Hà Nội bao gồm tỉnh, phủ và huyện. Hình thức này khác với ngày nay chỉ khi chế độ hành chính chỉ có tỉnh và huyện, không có phủ. Hà Nội lúc đó có phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân. Hà Tây và Hà Nam là các đơn vị hành chính do người Pháp tạo ra, tách ra từ tỉnh Hà Nội thời nhà Nguyễn. Dư địa chí lịch sử của Việt Nam không có hai tên gọi này. Có thời kỳ chúng nằm trong tên gọi Sơn Nam.

Tôi không rõ đâu là cơ sở của phân chia địa giới các tỉnh thành. Nhưng tôi nghĩ rằng địa giới được phân chia chắc phải do kinh tế chi phối. Các sách dư địa chí ngày xưa cho rằng phân chia địa giới được dựa trên phong thổ. Tôi không hiểu rõ khái niệm "phong thổ" này, nhưng đặc điểm dễ hình dung nhất là sự phân chia do sông và núi. Hà Nội ngày xưa giới hạn với Kinh Bắc bằng sông Hồng. Đất Hà Tĩnh phân chia với đất Quảng Bình bằng đèo Ngang. Phân chia kiểu này cũng dễ hình dung. Nói chung Hà Nội là vùng đất do các sông hoạch định như tên gọi của nó. Tùy từng thời kỳ mà có thể hình dung Hà Nội là vùng đất nằm trong sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu, hay Hà Nội là vùng đất nằm trong sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy.

Tôi nghĩ rằng mở rộng hay thu hẹp một tỉnh thành nào đó cần phải hiểu cơ chế phân chia địa giới. Nếu không hiểu rõ cơ sở của phân chia địa giới thì việc thay đổi địa giới chỉ thuần túy là mệnh lệnh hành chính và khó có thể thành công. Sự phá sản của kế hoạch mở rộng Hà Nội hồi thập niên 80 bao gồm toàn bộ Sơn Tây và Mê Linh là một bài học.

13 comments:

  1. Bác Đông A: Hà Nam thì đúng là thuộc trấn Sơn Nam. Nhưng Hà Tây là trấn Sơn Tây chứ nhỉ. Hai trấn Sơn Tây và Sơn Nam đã tồn tại từ lâu, trong Hoàng Lê nhất thống chí cũng có nhắc tới hai trấn này.

    ReplyDelete
  2. Vâng, nhưng nhà em thấy "...Rồi đây địa giới của Hà nội sẽ bao cả Hà tây và mấy huyện của Hòa bình, Vĩnh phúc. Thật thú vị! Tương lai sau này người Hà nội sẽ có cả anh chị em Mường, Thái. . . là người bản địa. Và giọng “Bà vi có con bò vang” cũng sẽ được coi là giọng Hà nội. Vui chưa? ..."
    Trích cái tạp "văng" ạ.

    ReplyDelete
  3. @Tom: thực sự thì tôi không rõ lắm thế nào là Hà Nội. 36 phố phường có phải là Hà Nội không hay đấy chỉ là phố chợ, nơi tập trung dân tứ xứ. Hay Hà Nội là vùng quanh hồ Tây, hay là vùng Thanh Trì, Thịnh Liệt? Ngày xưa Hà Nội được coi là nơi tụ hội của bốn phương. Nhưng nếu dùng định nghĩa này thì Sài Gòn mới là Hà Nội mất.
    @TMH: tôi không rõ về phong thủy nên chịu không phán được. Nhưng lần mở rộng Hà Nội lần trước trùng đúng thời kỳ khủng hoảng kinh tế bao cấp toàn diện.

    ReplyDelete
  4. Entry rất thú vị, cám ơn bác Đông A! :D

    ReplyDelete
  5. Đúng hay sai của việc mở rộng Hà Nội thì có lẽ lịch sử sẽ phán xét. Là một công dân Việt Nam, tôi chỉ mong những người nắm vận mệnh đất nước thật sự hiểu biết và công tâm trong vấn đề này...
    Thay đổi địa giới hay quy hoach không đơn thuần chỉ là lôi bản đồ ra vẽ lại mà còn bao nhiêu hệ lụy khác nữa...
    Có thể các bác ở trên có cái lý của mình. Nhưng tôi thấy trong vụ này, có một cái gì đó quá vội vàng và không minh bạch

    ReplyDelete
  6. Về mặt phong thủy và hệ quả của nó, bác thấy việc mở rộng lần này có vấn đề gì không?

    ReplyDelete
  7. Cảm ơn Bác cho biết thêm một chút về lịch sử của vùng đất Hà Nội.
    Theo tôi nghĩ :quan niệm về một Hà nội mà sợ nói tiếng Thạch thất hay Ba vì có vẻ khá hẹp hòi , Bảo thủ và tự kỉ ám thị về một Hà nội tinh hoa .Hà nội có tinh hoa thật cũng chỉ là nhờ góp nhặt những tinh hoa của các vùng miền đất nước .Có ai trong chúng ta dám chắc là minh có dòng tộc Khởi nguồn Ở đất Thăng long từ thời vua Lý rời đô ?(Cái cách mà báo chí dùng cụm từ Tội phạm "Tỉnh ngoài" đã cho thấy sự kì thị , Làm như Hà nội không có tội phạm ấy ).
    Tôi không ủng hộ cái cách mở rộng Hà nội vôi vàng với những động cơ mờ ám .Nhưng ủng hộ một Hà nội mở rộng một cách hợp lí với những tính toán khách quan , khoa học và nhân văn.
    xin lỗi bac vì hơi dài dòng chút .

    ReplyDelete
  8. @Linh: theo Dư địa chí trong Lịch triều hiến chương loại chí, trấn Sơn Nam có 9 phủ bao gồm Thường Tín, Ứng Thiên, Lý Nhân, Khoái Châu, Thiên Trường, Nghĩa Hưng, Thái Bình, Tiên Hưng, Kiến Xương, còn trấn Sơn Tây có 5 phủ bao gồm Quốc Oai, Tam Đới, Lâm Thao, Đoan Hùng, Quảng Oai. Như vậy Sơn Nam có phần Hà Tây ngày nay, còn trấn Sơn Tây ngày xưa có phần Sơn Tây ngày nay, mà Sơn Tây ngày nay lại thuộc Hà Tây ngày nay. Nhưng thời Pháp thuộc, tỉnh Sơn Tây lại không thuộc tỉnh Hà Tây, như ở bản đồ trên phần tôi khoanh lại là tỉnh Hà Tây và Hà Nam thời Pháp thuộc, còn phần Hà Tây còn lại chính là tỉnh Sơn Tây thời Pháp.

    ReplyDelete
  9. Nếu xét về động cơ của việc mở rộng Hà nội thì chắc mọi người cũng thấy rõ sự chi phối của các nhóm lợi ích khi muốn trong thời gian cực ngắn có thể nâng giá đất của Hà Tây lên mức không hề tưởng nổi trứơc đó nếu việc sát nhập thành công. Các bác nào đang có trang trại ở Hà tây thì tha hồ hốt bạc, triệu phú đôla là chuyện nhỏ.
    Thứ hai, về mặt chính trị thì những nguời nắm quyền lãnh đạo ở Hà Nội lúc đó sẽ có nhiều tiếng nói hơn, chứ không phải chức Bộ Trưởng Bộ Y Tế của ông Triệu hay chức CT UB MTTQ của Ông Duyệt trước đây. Khi đó số đại biểu Quốc hội cơ cấu cho Hà Nội tính theo số dân chắc chắn sẽ không ít hơn của Tp.HCM.
    Thứ ba, về mặt kinh tế thì chắc chắn Hà Nội sau khi mở rộng sẽ nhận được đầu tư của chính phủ rất nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng. Rõ ràng nếu quản lý giám sát không tốt sẽ là mồi ngon cho các chú các bác đương quyền.
    Thứ tư, về mặt xã hội thì Hà Nội sẽ thành 1 cái túi khổng lồ chứa đủ thứ hầm bà lằng, có thể thành 1 một phiên bản của Manila, Philippines khi đầy rẫy các tệ nạn xã hội. Trong khi Manila từng được cố vấn của Mỹ mà còn bị như vậy huống chi đề án mở rộng Hà nội mang tính duy ý chí vĩ cuồng thiếu sự khảo sát, phản biện đầy đủ. Ngoài ra, các nhà quản lý Hà Nội hết sức kém, đầy tai tiếng trong nhiều việc của các vị lãnh đạo cao cấp nhất của thủ đô trước đây như chuyện ông Nghiên và ông Triệu trứơc đây.
    Thứ năm, về mặt phát triển sẽ tạo sự lệch pha trong tăng trưởng giữa các vùng miền bởi vì thủ đô trong thời gian đầu sau khi mở rộng sẽ nhận được nhiều đầu tư, nhiều chính sách ưu đãi. Chính vì vậy các vùng khác sẽ bị ảnh hưởng. Về mặt lâu dài sẽ gây tác hại vô cùng lớn về mặt XH.

    ReplyDelete
  10. reo dự án Hà Nội, không ít người giật mình
    Hơn lúc nào hết, Quốc Hội đang đứng trước một thời khắc mang tính quyết định: thông qua dự án mở rộng Hà Nội. Chỉ còn vài ngày nữa, nếu quyết định được thông qua, ngày đó sẽ đi vào lịch sử 4000 năm phát triển của Việt nam: Hà Nội trở thành một siêu thủ đô. Lịch sử sẽ ghi tên thời khắc này.
    Quyết định về mở rộng Hà Nội theo đề xuất của Chính Phủ sẽ ảnh hưởng tới vận mệnh của Hà Nội. Hơn nữa, quyết định đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cả quốc gia trong hàng chục năm tới.
    Thử thách lớn nếu quyết định ngay
    Nếu quyết định được thông qua, phần mới của Hà Nội (Tây Hà Nội) sẽ trở thành một đại công trường. Phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu như bây giờ sẽ là một thách thức cực lớn cho lãnh đạo và nhân dân Hà Nội. Đó chưa kể thủ đô mới phải được xây dựng khang trang hơn, to đẹp hơn thì công sức tiền của không biết bao nhiêu mà kể.
    Diện tích Hà Nội trong đề án là hơn 3.300 km2, gấp hơn 3 lần hiện nay.Khi đó Hà Nội sẽ nằm trong top thủ đô có diện tích và dân số lớn nhất thế giới. Việc quản lý khi đó sẽ là một thử thách khác, đặc biệt là các vấn đề về dân sinh và xã hội.
    Thủ đô mới hoành tráng với quy mô dân số 10-12 triệu người. Dân số sẽ tăng thêm có thể hơn nhiều con số đó nếu tính di dân từ các tỉnh lân cận và từ các tỉnh khác về Hà Nội. Khi mà diện tích đất tăng thêm, dân tỉnh khác dễ dàng hơn mua đất làm nhà tại Hà Nội. Thử tưởng tượng một thủ đô với 15 đến 20 triệu dân trong tổng số 80-90 triệu dân của cả nước. Như vậy sẽ có một sự tập trung dân cư quá lớn về một thành phố.
    Để đưa các tỷ lệ phúc lợi xã hội như hiện tại, như tỷ lệ giáo viên hay bác sỹ trên một vạn dân, sẽ là bài toán không phải ngày một ngày hai trả lời được. Với lượng dân như vậy, sẽ có nhu cầu khổng lồ về vui chơi giải trí, học tập, cơ sở hạ tầng hiện tại chắc chắn không thể đảm đương được.
    Một nguồn vốn khổng lồ từ ngân sách sẽ được sử dụng để xây dựng Tây Hà Nội, ít nhất là cho các công trình công cộng, đường xá. Khi mà ngân sách là số hữu hạn, chúng ta không thể in tiền một cách bừa bãi, như vậy sẽ phải giảm bớt ngân sách dành cho các lĩnh vực khác (như y tế, giáo dục, quốc phòng) hay khu vực địa phương khác. Nhiều khu vực như miền núi, các tình nghèo miền Trung đang cần đầu tư rất nhiều. Nhiều lĩnh vực như công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực đang rất thiếu tiền. Rõ ràng, phải có kế hoạch vốn đối ứng ở đâu, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng ngân sách vốn eo hẹp cho một nước đang chập chững phát triển như Việt Nam.
    Nếu nói Thủ đô Hà Nội thuộc loại đa năng theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị cũng như Pháp lệnh thủ đô. Đa chức năng có nghĩa là phải rộng? Chúng ta sẽ phát triển thủ đô phát triển công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao, đảm bảo cho môi trường. Phát triển công nghệ cao có cần phải mở rộng gấp 3?

    ReplyDelete
  11. iệc tập trung vào phát triển Hà Nội quá mức sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của các tỉnh thành khác. Chắc chắn sẽ phải có sự cân đối giữa quyền lợi các địa phương.
    Sẽ có nhiều công ty và cá nhân được giao các siêu dự án, hoặc đã được giao những khu đất hiện đang trong dự kiến sát nhập, sẽ được hưởng lợi từ việc mở rộng. Rõ ràng, nếu dự án mở rộng Hà Nội bị treo lại, không biết đến khi nào mới thông qua, quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng. Không ít các tổng công ty nhà nước đầu tư nhiều vốn, trong đó có vốn đi vay, và các dự án nhà ở, khu công nghiệp tại khu vực Tây Hà nội. Nếu dự án treo, sẽ là khó khăn lớn cho các công ty này. Rõ ràng, họ đang “đánh bạc” với việc đầu tư vào đây, và đang kỳ vọng một quyết định có lợi của Quốc hội để hoặc kiếm siêu lợi nhuận, hoặc khó khăn chồng chất.
    Nhiều người đầu cơ đất đã mua không ít đất để kỳ vọng sẽ tăng giá nhiều lần sau khi khu vực họ mua trở về Hà Nội. Người dân và các cấp địa phương cũng kỳ vọng khu vực họ ở trở về Hà Nội để hưởng lợi. Họ đang kỳ vọng Hà Nội mới sẽ trở thành một chợ địa ốc khổng lồ trong tương lai.
    Rõ ràng có rất nhiều bên liên quan gắn bó lợi ích với dự án mở rộng Hà Nội. Chúng ta cần cân bằng giữa lợi ích mang tính cục bộ và tương đối ngăn hạn của một bộ phận doanh nghiệp và cá nhân, với sự phát triển lâu dài của một thủ đô. Việc quyết định mở rộng Hà Nội như thế nào phải dựa trên quyền lợi của chính Hà Nội, vì một Hà Nội đẹp, hiện đại, trung tâm đa chức năng của đất nước, nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc của một Thăng Long ngàn năm văn hiến, chứ không mở rộng Hà Nội vì lợi ích trước mắt hay đơn giản chỉ để giãn dân hay trồng rau.

    ReplyDelete
  12. Bây giờ Bà Trưng, Bà Triệu đều quê ở Hà Nội hết rồi. Rồi HN sẽ trở thành TP có mức sống và kinh tế phát triển thuộc loại cao nhất thế giới. Nhìn vào cái này thì thấy cái mục tiêu và lý do mở rộng về mặt kinh tế đã thất bại ngay từ đầu.
    Mỗi vùng miền khi phân chia ngoài yếu tố về kinh tế, người ta còn phải tính đến yếu tố thổ nhưỡng, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, nếp sống, phong tục, tập quán... Về văn hóa, Hà Nội có tinh hoa riêng nhưng chắc chắn không phải là tinh hoa góp nhặt từ các nơi khác như có ý kiến của bạn đã nêu ở trên. Chẳng thế mà có rất nhiều các công trình nghiên cứu công phu về văn hóa và tập quán đặc trưng của người Hà Nội.
    Chính phủ dạo này ra quá nhiều quyết định vội vàng, gây hoang mang dư luận như đập hội trường Ba Đình, vụ PMU 18 có dấu hiệu giơ cao đánh khẽ, mở rộng HN,... trong khi việc cần làm bây giờ là cần tập trung vào đối phó với lạm phát bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng giá dầu. Hay là các bác ấy muốn người ta tập trung vào mấy cái đó để người ta quên đi cái chính cần quan tâm. Có lẽ bây giờ lòng tin của nhân dân vào khả năng điều hành chính phủ đã giảm đi nhiều.

    ReplyDelete
  13. ײ Việt còi ♎ cùi Pắp ײJuly 24, 2008 at 10:14 PM

    Các chị em mường vô tư nhắm. Sau về HN, dân chơi HN đi Play các em Mường vô tư.
    Nge đứa bạn nói bạn nó đi quân sự ở nơi gần như thế, thấy bảo bóp ti con gái ở đó vô tư. Ở đó gái nó coi Ti la bình thường, nó hok đánh giá như bị SÀM SỠ. Ke ke!

    ReplyDelete