Vừa xem đá bóng, vừa nghe mưa rơi, vừa đọc lại Hồi ký Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe, vừa viết blog. Bốn việc một lúc, thật là tiện. Để khỏi quên mất, phải ghi lại đây để dần dần tìm hiểu.
Rất thích hai chữ "Thanh Nghị". Người ngày nay không ai có thể đặt được cái tên hay như vậy, vừa thâm trầm, vừa chân thực.
Tr. 121: đồng chí Kiến là ai?
"Nhờ những buổi gặp gỡ ấy mà chúng tôi được biết tin ông Hoàng Cường Để cử một sinh viên từ Nhật về nước cùng với thư mời Dương Đức Hiền và nhóm sinh viên yêu nước thuộc Tổng hội sinh viên Đông Dương gia nhập Đảng "Việt Nam phục quốc hội" của ông ta. Anh Hiền hẹn một thời gian suy nghĩ, nhưng sau đó đã từ chối, trong khi đó thì đồng chí Kiến, cán bộ Thành ủy Việt Minh cũng bắt liên lạc với anh Hiền và Tổng hội sinh viên.
Trong một buổi gặp riêng mấy người chủ chốt của nhóm Thanh Nghị, anh Hiền gợi ý chúng tôi xem có nên lập một đảng của trí thức để, theo anh, khi cần thiết có lợi cho mình thì đảng ấy sẽ phối hợp với Việt Minh cho đủ danh nghĩa và có trọng lượng. Chúng tôi qua buổi gặp trên tỏ ra chưa sốt sắng lắm, vì có ý chờ thêm thông tin. Trong nhóm chúng tôi, xem ra anh Dục rất chú ý lời phát biểu của anh Hiền. Dễ hiểu, anh Dục có nhiều bạn học cùng khóa với nhóm sinh viên yêu nước và thường gặp họ tâm tình".
Tr. 136: Trần Bửu Kiếm là sáng lập viên Đảng Dân chủ Việt Nam
Tr. 137:
"Anh Đỗ Đức Dục và tôi, cùng với anh Dương Đức Hiền hẹn gặp nhau tại Thái Nguyên, ấp Sơn Cẩm, họp mặt với anh Nghiêm Xuân Yêm, suốt một ngày một đêm vào đầu Mars 1944.
Chuyện ngoài, chuyện trong, nói gần, nói xa, cho đến tận 2-3 giờ đêm, mà giữa anh Hiền và ba chúng tôi chưa thuyết phục được nhau về hình thức tổ chức và phương pháp hành động... Đành chia tay nhau, bịn rịn, hẹn tiếp tục trao đổi nữa. Trở về Hà Nội, tôi bèn cùng với anh Dục tìm đến hai anh Vũ Văn Hiền và Phan Anh nói chuyện về tin quan trọng đó.
Sau đó mấy tháng, Dương Đức Hiền báo tin cho anh Dục và tôi: các anh đã thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, ngày 30-6-1944 và Đảng Dân chủ đã chính thức gia nhập Mặt trận Việt Minh. Anh Hiền nhắn thêm là anh em Dân chủ mong chờ nhóm Thanh Nghị thống nhất tổ chức và thống nhất hành động với các anh ấy: T.N. sẽ vẫn giữ thế độc lập, công khai như trước và như vậy sẽ nhân được tiềm lực chung lên gấp bội."
Tr. 201: "các cậu" là Đỗ Đức Dục, Vũ Đình Hòe và Nghiêm Xuân Yêm
"Tôi [DĐH], đại diện cho Tổng bộ V.M. làm lễ kết nạp các đồng chí chính thức gia nhập Đảng Dân chủ". Anh hạ giọng: "Nói chính thức vì biết các cậu trên thực tế đã là đảng viên Dân chủ rồi, đã là Việt Minh chính cống rồi mà - Đồng ý không? Đồng ý thì tuyên thệ đi cho phải phép."
Rất thích hai chữ "Thanh Nghị". Người ngày nay không ai có thể đặt được cái tên hay như vậy, vừa thâm trầm, vừa chân thực.
Tr. 121: đồng chí Kiến là ai?
"Nhờ những buổi gặp gỡ ấy mà chúng tôi được biết tin ông Hoàng Cường Để cử một sinh viên từ Nhật về nước cùng với thư mời Dương Đức Hiền và nhóm sinh viên yêu nước thuộc Tổng hội sinh viên Đông Dương gia nhập Đảng "Việt Nam phục quốc hội" của ông ta. Anh Hiền hẹn một thời gian suy nghĩ, nhưng sau đó đã từ chối, trong khi đó thì đồng chí Kiến, cán bộ Thành ủy Việt Minh cũng bắt liên lạc với anh Hiền và Tổng hội sinh viên.
Trong một buổi gặp riêng mấy người chủ chốt của nhóm Thanh Nghị, anh Hiền gợi ý chúng tôi xem có nên lập một đảng của trí thức để, theo anh, khi cần thiết có lợi cho mình thì đảng ấy sẽ phối hợp với Việt Minh cho đủ danh nghĩa và có trọng lượng. Chúng tôi qua buổi gặp trên tỏ ra chưa sốt sắng lắm, vì có ý chờ thêm thông tin. Trong nhóm chúng tôi, xem ra anh Dục rất chú ý lời phát biểu của anh Hiền. Dễ hiểu, anh Dục có nhiều bạn học cùng khóa với nhóm sinh viên yêu nước và thường gặp họ tâm tình".
Tr. 136: Trần Bửu Kiếm là sáng lập viên Đảng Dân chủ Việt Nam
Tr. 137:
"Anh Đỗ Đức Dục và tôi, cùng với anh Dương Đức Hiền hẹn gặp nhau tại Thái Nguyên, ấp Sơn Cẩm, họp mặt với anh Nghiêm Xuân Yêm, suốt một ngày một đêm vào đầu Mars 1944.
Chuyện ngoài, chuyện trong, nói gần, nói xa, cho đến tận 2-3 giờ đêm, mà giữa anh Hiền và ba chúng tôi chưa thuyết phục được nhau về hình thức tổ chức và phương pháp hành động... Đành chia tay nhau, bịn rịn, hẹn tiếp tục trao đổi nữa. Trở về Hà Nội, tôi bèn cùng với anh Dục tìm đến hai anh Vũ Văn Hiền và Phan Anh nói chuyện về tin quan trọng đó.
Sau đó mấy tháng, Dương Đức Hiền báo tin cho anh Dục và tôi: các anh đã thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, ngày 30-6-1944 và Đảng Dân chủ đã chính thức gia nhập Mặt trận Việt Minh. Anh Hiền nhắn thêm là anh em Dân chủ mong chờ nhóm Thanh Nghị thống nhất tổ chức và thống nhất hành động với các anh ấy: T.N. sẽ vẫn giữ thế độc lập, công khai như trước và như vậy sẽ nhân được tiềm lực chung lên gấp bội."
Tr. 201: "các cậu" là Đỗ Đức Dục, Vũ Đình Hòe và Nghiêm Xuân Yêm
"Tôi [DĐH], đại diện cho Tổng bộ V.M. làm lễ kết nạp các đồng chí chính thức gia nhập Đảng Dân chủ". Anh hạ giọng: "Nói chính thức vì biết các cậu trên thực tế đã là đảng viên Dân chủ rồi, đã là Việt Minh chính cống rồi mà - Đồng ý không? Đồng ý thì tuyên thệ đi cho phải phép."
Thanh Nghị là Thanh Nghị nào? chẳng lẽ là "Lê Thanh Nghị" nổi tiếng đi xin viện trợ? Mà TN đấy là CS rồi có phải DC đâu? Nhưng chẳng lẽ TN nổi tiếng thế mà ko nghe trong khi tất cả các tên khác từ VĐH, NXY đều có nghe mà ko nghe đến TN.
ReplyDeleteCũng rất muốn bác giải thích cái hay của tên Thanh Nghị. Tôi cũng võ vẽ qua tiếng Trung nên chưa hiểu hết cái hay của chữ đó.
"Phù thế giáo một vài câu thanh nghị..." (Cao Bá Quát)
ReplyDeleteNhưng có vẻ nhóm Thanh Nghị được đặt tên không phải từ câu thơ đó. Trong sách cũng có nói bố của một ông (hình như ông Hoè) là nhà nho ở Hà Đông được nhờ đặt tên đã tìm trong sách Tàu và thấy cái tên này.
Thanh Nghị là tên một tờ báo ra đời vào năm 1942, tập hợp một số trí thức có tiếng lúc bấy giờ, và được gọi là nhóm Thanh Nghị. Tên tờ báo do Doãn Kế Thiện đặt tên. Lương Khải Siêu trong cuộc vận động phong trào Duy Tân ở Trung Quốc đã đặt cái tên Thanh Nghị cho một tờ báo của phong trào. Có lẽ Doãn Kế Thiện đã lấy cái tên này theo ý "bố y thanh nghị" có nghĩa là áo vải nghị luận suông. Phan Anh giải thích Thanh Nghị là "nghị luận của những người xử sĩ, nghĩa là những người không trực tiếp gánh vác việc công". Nhóm Thanh Nghị chủ trương "biết khó, làm dễ" nên chú trọng tới nghị luận thuần túy. Theo Vũ Đình Hòe quan điểm "biết khó làm dễ" là quan điểm của Tôn Trung Sơn, trái với quan điểm "biết dễ làm khó", và là một trong những mấu chốt của tri và hành. Nhóm Thanh Nghị còn có khẩu hiệu "dị kiến đồng tâm", tức là quan điểm khác nhau nhưng đồng lòng. Điều này giải thích tại sao nhóm rất gần gũi với các hoạt động của Việt Minh và sau này gia nhập tích cực vào phong trào Việt Minh.
ReplyDeletecảm ơn bác
ReplyDelete