草合離宮轉夕暉
孤雲飄泊複何依
山河風景元無異
城郭人民半已非
滿地蘆花和我老
舊家燕子傍誰飛
從今別卻江南路
化作啼鵑帶血歸
文天祥
Kim Lăng dịch - kỳ nhất
Thảo hợp ly cung chuyển tịch huy
Cô vân phiêu bạc phức hà y
Sơn hà phong cảnh nguyên vô dị
Thành quách nhân dân bán dĩ phi
Mãn địa lô hoa hòa ngã lão
Cựu gia yến tử bạng thùy phi
Tòng kim biệt khước Giang Nam lộ
Hóa tác đề quyên đái huyết quy
Văn Thiên Tường
Trạm Kim Lăng - bài một
Cỏ ngợp hành cung bóng tịch dương
Mây cô phiêu bạc lớp nào vương
Non sông phong cảnh không thay đổi
Thành quách nhân dân nửa thảm thương
Khắp chốn hoa lau tàn giống tớ
Nhà xưa chim én lượn đâu nương
Từ nay giã biệt Giang Nam mãi
Hóa cuốc về kêu rỏ máu trường
金陵驛 - 其二
萬里金甌失壯圖
袞衣顛倒落泥塗
空流杜宇聲中血
半脫驪龍頷下鬚
老去秋風吹我惡
夢回寒月照人孤
千年成敗俱塵土
消得人間說丈夫
文天祥
Kim Lăng dịch - kỳ nhị
Vạn lý kim âu thất tráng đồ
Cổn y điên đảo lạc nê đồ
Không lưu đỗ vũ thanh trung huyết
Bán thoát ly long hạm hạ tu
Lão khứ thu phong xuy ngã ố
Mộng hồi hàn nguyệt chiếu nhân cô
Thiên niên thành bại câu trần thổ
Tiêu đắc nhân gian thuyết trượng phu
Văn Thiên Tường
Trạm Kim Lăng - bài hai
Muôn dặm non sông nát địa đồ
Long bào điên đảo rớt bùn thô
Chỉ còn tiếng cuốc kêu trong máu
Nửa xác xơ bờm vó ngựa ô
Già bỏ gió thu lùa xấu hổ
Mộng về trăng lạnh chiếu đơn cô
Ngàn năm thành bại đều tro bụi
Hết được nhân gian kể trượng phu
(Đông A dịch)
Tháng 3 năm 1279 Văn Thiên Tường bị áp giải vào triều Nguyên ở Yên Kinh. Trên đường đi, tới Kim Lăng, ông làm hai bài thơ Kim Lăng dịch này.
Sách Sưu thần hậu ký có chép: Ở Liêu Đông có người tên Đinh Lệnh Uy tới núi Linh Hư học đạo, sau hóa thành chim hạc bay về đất Liêu, đậu trên cột hoa biểu ở cổng thành. Có cậu thiếu niên giương cung định bắn, hạc bay lên không trung mà ca rằng: " Có chim, có chim Đinh Lệnh Uy / Xa nhà ngàn năm nay mới về / Thành quách như xưa, dân đã khác / Sao không học đạo mộ trùng trùng" ("Hữu điểu, hữu điểu Đinh Lệnh Uy / Khứ gia thiên niên kim thủy quy / Thành quách như cố nhân dân phi / Hà bất học tiên trủng lũy lũy"). Chiến tranh Tống - Nguyên, Kim Lăng chiến họa, dân bị tử vong quá nửa.
Lưu Vũ Tích thời Đường có bài thơ Ô y hạng, trong đó có câu: "Cựu thì Vương Tạ tiền đường yến / Phi nhập tầm thường bách tính gia" (Chim én ở nhà họ Vương, họ Tạ ngày trước, giờ bay vào nhà dân thường).
Nguyễn Du khi đi sứ sang Trung Quốc có làm bài thơ Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tướng (Qua sông Hoài nhớ Văn thừa tướng), trong đó có câu: "Ai trung xúc xứ minh kim thạch / Oán huyết qui thời hóa đỗ quyên" ("Lòng thơm chạm trổ lời kim thạch / Máu hận trào sôi kiếp tử quy", Quách Tấn dịch). Đỗ quyên, còn gọi là đỗ vũ hay tử quy là chim cuốc. Tương truyền do vua Thục mất nước hóa thành. Tiếng kêu ai oán như rỏ máu. Nguyễn Khuyến có bài thơ Cuốc kêu cảm hứng: "Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ / Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ / Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ / Thâu canh ròng rã kêu ai đó / Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ".
Sách Sưu thần hậu ký có chép: Ở Liêu Đông có người tên Đinh Lệnh Uy tới núi Linh Hư học đạo, sau hóa thành chim hạc bay về đất Liêu, đậu trên cột hoa biểu ở cổng thành. Có cậu thiếu niên giương cung định bắn, hạc bay lên không trung mà ca rằng: " Có chim, có chim Đinh Lệnh Uy / Xa nhà ngàn năm nay mới về / Thành quách như xưa, dân đã khác / Sao không học đạo mộ trùng trùng" ("Hữu điểu, hữu điểu Đinh Lệnh Uy / Khứ gia thiên niên kim thủy quy / Thành quách như cố nhân dân phi / Hà bất học tiên trủng lũy lũy"). Chiến tranh Tống - Nguyên, Kim Lăng chiến họa, dân bị tử vong quá nửa.
Lưu Vũ Tích thời Đường có bài thơ Ô y hạng, trong đó có câu: "Cựu thì Vương Tạ tiền đường yến / Phi nhập tầm thường bách tính gia" (Chim én ở nhà họ Vương, họ Tạ ngày trước, giờ bay vào nhà dân thường).
Nguyễn Du khi đi sứ sang Trung Quốc có làm bài thơ Độ Hoài hữu cảm Văn thừa tướng (Qua sông Hoài nhớ Văn thừa tướng), trong đó có câu: "Ai trung xúc xứ minh kim thạch / Oán huyết qui thời hóa đỗ quyên" ("Lòng thơm chạm trổ lời kim thạch / Máu hận trào sôi kiếp tử quy", Quách Tấn dịch). Đỗ quyên, còn gọi là đỗ vũ hay tử quy là chim cuốc. Tương truyền do vua Thục mất nước hóa thành. Tiếng kêu ai oán như rỏ máu. Nguyễn Khuyến có bài thơ Cuốc kêu cảm hứng: "Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ / Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ / Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ / Thâu canh ròng rã kêu ai đó / Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ".
Bác cho em copy bài này được ko ạ :-)
ReplyDeleteCứ tự nhiên!
ReplyDelete