Thursday, May 31, 2007

Xem: Tượng La Hầu La Đa




Người ta bảo rằng, bức tượng này thể hiện một con người khát khao vươn tới một điều gì đó nhưng chưa đạt được trong khi thời gian không còn bao và điều đó còn quá xa. Đó là bi kịch của một con người. Đó là trời chiều, đường xa, là nỗi mỏi mệt, là phút giây chạnh lòng, thoáng hoài nghi, thoáng buông xuôi, chút gắng gượng, chút kiên định.

Tư Mã Thiên có nói: "Núi cao ta trông, đường rộng ta đi. Tuy chưa đến đích nhưng lòng hướng về." Cái đích mà Thái sử công hướng đến là cái đích gì? Là cung hình chăng? Là Sử ký chăng?

Ngũ Tử Tư có nói: "Tôi trời chiều đường xa, gặp việc trái đạo lý vẫn cứ làm." Chung cục lại "móc mắt ta treo lên cửa Đông."

Kết cục của La Hầu La Đa sẽ thế nào? Không phải theo kinh sách. Mà theo tượng.

1 comment:

  1. Bác nhận xét bức tượng thật là hay. Hai câu cảm khái của Ngũ Tử Tư với Tư Mã Thiên nghe thật cảm động. Một người lời thật vững chãi (hẳn là vì tin rằng lòng mình có đạo) nhưng lòng như vẫn hồ nghi. Người kia biết hành động mình trái lẽ nhưng vì dục tính không cưỡng nổi nên vẫn phải làm, trong câu nói có chút ngậm ngùi, thoáng ăn năn và như tiên liệu được cả cái kết cục không tốt đẹp.
    Nhìn bức tượng này thì kết cục của La Hầu có thể là đến nhưng mà không phải đến. Giống như trong truyện cực ngắn gì về Đường Tăng khi tới cõi Phật, tưởng là tới Phật nhưng thực ra lại chưa phải là Phật. Tâm còn hồ nghi, lòng còn nặng nợ chưa siêu thoát bình an thì đường trần vẫn chỉ là những cố gắng buồn bã, dẫu có tới nơi thì cũng như là chưa tới.

    ReplyDelete