Wednesday, May 9, 2007

Hậu hiện đại: Vị Hoàng đế cởi truồng

Khi đọc Hạt cơ bản tôi bắt được dòng chữ này: "Cũng cần nói thêm rằng các vấn đề triết học đã mất đi toàn bộ những quy chiếu xác định ở công chúng đông đảo. Sự lố bịch ở mức độ toàn cầu mà các công trình của Foucault, Lacan, Derrida và Deleuze đột ngột rơi vào sau nhiều thập niên được tán dương quá lố nhất thời không nhường lại chỗ cho bất kỳ một tư tưởng triết học mới mẻ nào, mà ngược lại khiến toàn thể các trí thức tự xưng là chuyên gia về “khoa học nhân văn” bị mất giá;" và tôi cảm thấy cực vui mừng. Ít nhất nó cũng cho thấy rằng, tuy không được chính thống lắm vì là đánh giá ở trong một tác phẩm hư cấu, không phải chỉ có một người thấy những Foucault, Lacan, Derrida ... là những vị hoàng đế cởi truồng. Tôi luôn nghi ngờ về cái gọi là Hậu hiện đại và những thứ nghệ thuật hậu hiện đại, nhưng trình lại không đủ để có thể phê phán, chỉ nghe hơi lõm bõm chỗ này chỗ nọ. Hẳn Houellbecq viết những dòng chữ trên trong bầu không khí của "Sokal hoax", một đòn chí tử giáng vào Hậu hiện đại.

Tôi tin rằng Hậu hiện đại đã chết. Và chắc hẳn không ai còn muốn bới một xác chết nữa. Nhưng dù sao tôi thấy khai quật tử thi này cũng có khi thú vị, nhất là cho một kẻ ngoại đạo như tôi. Nhưng làm thế nào để khai quật tử thi này khi đọc những thứ hậu hiện đại không thể vào được? Hay học theo cụ Khổng "kính nhi
viễn chi" thôi?

6 comments:

  1. Bác nhận xét là Hậu hiện đại đã chết. Vậy bác có thể cho biết thế nào là Hậu hiện đại không? Và bác có thể phân tích rõ hơn tại sao theo bác, hậu hiện đại đã chết (và nếu nó chết thì cái gì đã hay sẽ thay thế nó). Cám ơn bác.

    ReplyDelete
  2. Tôi hiểu Hậu hiện đại là một trào lưu hay chủ nghĩa mà nhận thức luận của nó tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể và loại bỏ hoàn toàn vai trò của khách thể. Từ sau vụ Sokal hoax tôi cho rằng Hậu hiện đại đã chết, vì chẳng ai hiểu được nó, người ta chỉ làm ra vẻ là mình hiểu mà thôi. Hậu hiện đại không có khả năng phân biệt đâu là nhảm nhí, đâu không phải là nhảm nhí. Tôi nhớ có đọc bài Weinberg trên New York Times nhân vụ Sokal hoax, và thấy trong đó Derrida chẳng hiểu Einstein nói gì nhưng lại vẫn cứ làm ra bộ là mình hiểu. Tôi nhớ hình như là Lacan nói gì đó về i, đơn vị số ảo trong 1 quyển sách của ông. Cá nhân tôi cho rằng đấy là nhảm nhí. Tôi nghĩ Hoellbecq viết rất chính xác rằng những công trình của Lacan, Derrida... đã phơi bày tất cả sự lố bịch ở mức độ toàn cầu.

    ReplyDelete
  3. Tôi không biết tiếp theo Hậu hiện đại sẽ là cái gì. Thế kỷ 21 chưa cho thấy một trào lưu/tư tưởng/chủ nghĩa mới nào (ít nhất là tôi cảm thấy thế, chứ thực ra mình luôn nằm ngoài các hoạt động trí tuệ trên thế giới, nên nếu có xuất hiện cái gì mới mẻ thì mình cũng không thể biết được cho đến khi đại chúng được thông báo thì may ra lúc đó mới biết). Tôi nghĩ rằng triết học không phải là lịch sử nên không có cáo chung. Tuy vậy, Hegel nói rằng triết học là lịch sử triết học, có nghĩa là triết học là một lịch sử, và do đó tôi có thể suy luận rằng triết học có cáo chung, nhưng tôi không tin vào sự cáo chung của triết học vì tôi không hiểu rõ biện chứng của lịch sử triết học. Lịch sử có thể hiểu được có sự cáo chung vì lịch sử là một quá trình biện chứng, từ thesis, antithesis dẫn đến synthesis. Khi nào quá trình biện chứng này hết thì lúc đó lịch sử cáo chung. Ví dụ như Marx cho rằng lịch sử là quá trình đấu tranh giai cấp (biện chứng) và do đó khi nào không còn giai cấp nữa thì lịch sử sẽ cáo chung. Nếu muốn biết triết học có cáo chung hay không thì phải tìm ra được biện chứng của lịch sử triết học và từ đó xét xem khi nào biện chứng này chết thì lúc đó triết học cáo chung. Cái này thì tôi không biết.

    ReplyDelete
  4. Nếu như bác nói Hậu hiện đại đã chết, thì tiếp sau hậu hiện đại sẽ là gì? Có thể nói triết học đã cáo chung rồi không?

    ReplyDelete
  5. Có lẽ cũng nên tìm hiểu về nó một chút trước khi kết luận như vậy :D
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/tacpham/2006/09/611250/

    ReplyDelete
  6. Tôi nghĩ rằng không cần phải đọc cái đó. Đọc cái này có ích hơn. Intellectual Impostures của Sokal và Bricmont

    ReplyDelete