Bakhtin nói rằng: "Ba mặt văn hóa của con người - khoa học, nghệ thuật và cuộc sống chỉ tìm được sự thống nhất trong nhân cách, cái đưa chúng tới sự thống nhất của mình." Ông viết tiếp: "Khi con người ở trong nghệ thuật, anh ta không ở trong cuộc sống, và ngược lại. Giữa chúng không có sự thống nhất và tương hỗ lẫn nhau nội tại trong sự thống nhất của nhân cách. Vậy cái gì đảm bảo mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố của nhân cách? Chỉ có sự thống nhất của trách nhiệm. Vì những gì tôi trải nghiệm và thấu hiểu trong nghệ thuật, tôi phải trả lời bằng chính cuộc sống của mình, để tất cả những trải nghiệm và thấu hiểu không còn là bất tác trong cuộc sống."
Tôi nghĩ rằng nghệ thuật và cuộc sống phải thống nhất trong một nhân cách. Và cuộc sống ở đây phải là cuộc sống của chính bản thân anh ở nơi anh, không của ai khác, không ở ngoài kia. Tách rời nghệ thuật ra khỏi cuộc sống của tác giả khiến tác phẩm nghệ thuật khô cứng, máy móc, nhạt nhẽo, không có sinh lực của cuộc đời. Do đó thẩm mỹ một tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ thẩm mỹ riêng tác phẩm đó, trần trụi, tách bạch với cuộc sống của tác giả, mà phải thẩm mỹ tác phẩm đó trong sự thống nhất của nhân cách giữa tác phẩm và cuộc sống của tác giả. Nhiều người đề cao các tác phẩm Orwell, nhưng tôi lại cảm thấy những Trại súc vật, 1984 hết sức khô cứng, chán ngắt. Orwell đã "rút gọn một cách khắt khe một thực tại vào trong phương diện chính trị của thực tại ấy và rút gọn chính cái phương diện chính trị ấy vào trong những gì tiêu cực nhất của nó... Cuốn tiểu thuyết của Orwell, bất chấp ý định của nó, chính nó lại tham gia vào tinh thần toàn trị, tinh thần tuyên truyền", như Kundera nhận định. Tôi đặt câu hỏi tại sao các tác phẩm của Orwell lại đến nông nỗi vậy? Câu trả lời mãi tận gần đây tôi mới nhận ra khi các tài liệu mật về Orwell được giải mật: chính bản thân Orwell theo dõi và tố giác cuộc sống riêng tư của các nhà hoạt động văn hóa. Ông đã làm chính cái việc mà ông đã nỗ lực "rút gọn một cách khắt khe" trong các tác phẩm của mình. Do không có sự thống nhất giữa nghệ thuật và cuộc sống trong nhân cách của ông, nên các tác phẩm nghệ thuật của ông tẻ nhạt. Cao Bá Quát là ví dụ khác về sự thống nhất trong nhân cách của nghệ thuật và cuộc sống.
Có thể có ai đó sẽ cho rằng đây chỉ là một cách khác nói khác của Sainte-Beuve, mà Proust đã phê phán. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Sainte-Bueve chỉ xét tới tiểu sử của tác giả, và không hề biết tới sự thống nhất của nhân cách.
Tôi nghĩ rằng nghệ thuật và cuộc sống phải thống nhất trong một nhân cách. Và cuộc sống ở đây phải là cuộc sống của chính bản thân anh ở nơi anh, không của ai khác, không ở ngoài kia. Tách rời nghệ thuật ra khỏi cuộc sống của tác giả khiến tác phẩm nghệ thuật khô cứng, máy móc, nhạt nhẽo, không có sinh lực của cuộc đời. Do đó thẩm mỹ một tác phẩm nghệ thuật không phải chỉ thẩm mỹ riêng tác phẩm đó, trần trụi, tách bạch với cuộc sống của tác giả, mà phải thẩm mỹ tác phẩm đó trong sự thống nhất của nhân cách giữa tác phẩm và cuộc sống của tác giả. Nhiều người đề cao các tác phẩm Orwell, nhưng tôi lại cảm thấy những Trại súc vật, 1984 hết sức khô cứng, chán ngắt. Orwell đã "rút gọn một cách khắt khe một thực tại vào trong phương diện chính trị của thực tại ấy và rút gọn chính cái phương diện chính trị ấy vào trong những gì tiêu cực nhất của nó... Cuốn tiểu thuyết của Orwell, bất chấp ý định của nó, chính nó lại tham gia vào tinh thần toàn trị, tinh thần tuyên truyền", như Kundera nhận định. Tôi đặt câu hỏi tại sao các tác phẩm của Orwell lại đến nông nỗi vậy? Câu trả lời mãi tận gần đây tôi mới nhận ra khi các tài liệu mật về Orwell được giải mật: chính bản thân Orwell theo dõi và tố giác cuộc sống riêng tư của các nhà hoạt động văn hóa. Ông đã làm chính cái việc mà ông đã nỗ lực "rút gọn một cách khắt khe" trong các tác phẩm của mình. Do không có sự thống nhất giữa nghệ thuật và cuộc sống trong nhân cách của ông, nên các tác phẩm nghệ thuật của ông tẻ nhạt. Cao Bá Quát là ví dụ khác về sự thống nhất trong nhân cách của nghệ thuật và cuộc sống.
Có thể có ai đó sẽ cho rằng đây chỉ là một cách khác nói khác của Sainte-Beuve, mà Proust đã phê phán. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Sainte-Bueve chỉ xét tới tiểu sử của tác giả, và không hề biết tới sự thống nhất của nhân cách.
Cảm ơn bác về bài viết!
ReplyDeleteTrại súc vật thì bình thường nhưng tôi không nghĩ 1984 là một tác phẩm khô cứng và chán ngắt. Trái lại, tôi thấy đó là một tác phẩm không chỉ xuất sắc về nội dung với những tiên đoán tài tình về cuộc sống trong các xã hội toàn trị mà còn rất có chất thơ trong cái vẻ ảm đạm khắc khổ u ám của nó. Kundera là một nhà văn và nhà tiểu luận rất đặc sắc và thú vị nhưng không phải nhận xét nào của ông cũng xác đáng.
ReplyDeleteHơn nữa, tôi nghĩ các chi tiết tiểu sử tác giả chỉ có ý nghĩa khi mình muốn tìm hiểu sâu hơn về tác giả, nếu để nó ảnh hưởng nhiều tới cách nhìn nhận tác phẩm lại thành một điều không hay. Cũng nói thêm là các cáo buộc về Orwell chưa hoàn toàn có cơ sở và ngay cả khi có thật thì những người mà Orwell chỉ điểm là những người cộng sản Stalinist là thứ chủ nghĩa mà Orwell căm ghét (Orwell là người xã hội (Socialist) hơi có khuynh hướng thiên về vô chính phủ). Tức là kể cả việc chỉ điểm có thực thì nó cũng phù hợp với niềm tin và lý tưởng của Orwell và không vì thế mà hạ thấp nhân phẩm con người của ông.
Về con người và văn chương của Orwell, có bài lời nói đầu của một bác nào đó trong cuốn Homage to Catalonia là có vẻ xác đáng nhất. Tôi không nhớ chính xác nhưng đại ý là nói Orwell vĩ đại trong sự bình thường của ông, ông không phải là thiên tài theo nghĩa được trời phú mà ông đạt tới sự gần như hoàn thiện từ sự cần cù, nguyên tắc, trung thực và dấn thân của mình.
Tôi cho rằng mỗi người đều có thẩm mỹ của riêng mình, tất nhiên. Nhưng khi đọc Kundera tôi nhận ra rằng nhận xét của Kundera về tác phẩm 1984 rất phù hợp với quan điểm tôi. Ít nhất thì cũng có 2 người không đề cao 1984 của Orwell, đó là Kundera và tôi. Và chắc không phải chỉ có 2 người. Tôi chưa bao giờ đánh giá cao những danh sách đại loại kiểu như 100 tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20, hay 100 tiểu thuyết cần phải đọc. Những danh sách luôn mang tính tuyên truyền hơn là hàm chứa một thẩm mỹ. Tôi thấy rằng 1984 đích thực là một tác phẩm minh họa xã hội chủ nghĩa, và chỉ khác các tác phẩm minh họa thông thường, nó không "hồng" mà là "đen".
ReplyDeleteTôi dẫn lại nguyên nhận xét của Kundera về tác phẩm 1984 của Orwell trong tiểu luận "Những di chúc bị phản bội":
"Chất thơ Kafka ấy khiến tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết khác, cũng viết về một vụ bắt người và một vụ án: cuốn 1984 của Orwell, cuốn sách trong nhiều chục năm đã được dùng làm sách tham khảo cho những người chuyên chống lại chủ nghĩa toàn trị. Trong cuốn tiểu thuyết có ý định vẽ nên chân dung ghê tởm của một xã hội toàn trị tưởng tượng này, không có cửa sổ; ở đấy ta không hé thấy cô gái trẻ với chiếc bình đang được đổ đầy nước; cuốn tiểu thuyết này bị đóng kín, không thể thấm nhiễm chất thơ; là tiểu thuyết ư? đúng hơn, là một tư tưởng chính trị được cải trang thành tiểu thuyết; tư tưởng ở đây, chắc hẳn là sáng suốt và đúng, nhưng bị bóp méo đi vì sự giả trang tiểu thuyết của nó khiến nó trở thành không chính xác và chỉ gần đúng. Nếu hình thức tiểu thuyết làm cho tư tưởng của Orwell tối nghĩa đi, thì bù lại nó có đem đến cho ông được điều gì khác không? Nó có soi sáng được những tình thế nhân sinh mà không một khoa xã hội học hay chính trị học nào đạt tới được không? Không: các tình thế và các nhân vật ở đây nhạt nhẽo như những tờ áp-phích. ít ra nó có làm được công việc phổ cập hóa những tư tưởng tốt không? Cũng không. Bởi vì tư tưởng đặt thành tiểu thuyết không còn tác động như là tư tưởng mà như là tiểu thuyết, và trong trường hợp cuốn 1984 chúng tác động như là tiểu thuyết tồi với tất cả ảnh hưởng tai hại mà một cuốn tiểu thuyết tồi có thể gây ra.
Ảnh hưởng tai hại của cuốn tiểu thuyết Orwell nằm ở chỗ nó rút gọn một cách khắt khe một thực tại vào trong phương diện chính trị của thực tại ấy và rút gọn chính cái phương diện chính trị ấy vào trong những gì tiêu cực nhất của nó. Tôi không thể tha thứ cho sự rút gọn đó chỉ vì lý do là nó có ích cho việc tuyên truyền chống lại cái xấu của chủ nghĩa toàn trị. Bởi cái xấu ấy, chính là việc rút gọn cuộc sống lại, chỉ còn là chính trị, và chính trị chỉ còn là tuyên truyền. Như vậy cuốn tiểu thuyết của Orwell, bất chấp ý định của nó, chính nó lại tham gia vào tinh thần toàn trị, tinh thần tuyên truyền. Nó thu gọn (và dạy cho người ta thu gọn lại) cuộc sống của một xã hội bị nó căm ghét thành việc tính sổ đơn thuần các tội ác của xã hội ấy."
Vâng, vấn đề có thể là sở thích và tôi cũng tin là không chỉ bác và Kundera mà còn rất nhiều người không đánh giá cao cuốn 1984.
ReplyDeleteCái đoạn trích của Kundera ở trên đại ý nói rằng 1984 là một tác phẩm thuần túy do tư tưởng đặt vào đó, hay dùng đúng từ của Kundera là "tư tưởng cải trang thành tiểu thuyết". Theo tôi, nhận định đó phiến diện và không chính xác. Cái chất thơ mà Kundera không nhận ra trong 1984 thì tôi lại thấy rất hiển hiện trong từng trang viết của 1984. Kundera phê phán 1984 nặng nề thế là vì ông có một định nghĩa về tiểu thuyết rất cực đoan. Theo ông, tiểu thuyết phải gợi lên các tình thế mới của nhân sinh. Ông ca ngợi Kafka vì ông nghĩ rằng các tình thế trong tiểu thuyết Kafka là những thứ hiển hiện trong mọi thời đại. Còn 1984, ông chỉ coi nó như một phê phán xã hội toàn trị. Điều đó thật là không công bằng vì những thứ trong 1984 có tính đa nghĩa cao hơn, những tình thế trong đó ở một mức độ nào đó có thể tồn tại ở bất cứ xã hội nào, vào bất kỳ thời nào. Nhưng ngay cả khi chỉ khép khung tồn tại của nó trong một xã hội toàn trị- cảnh sát thì 1984 cũng không vì thế mà mất ý nghĩa của nó. Thực sự, tôi thấy đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết hay mà còn là một cuốn tiểu thuyết đẹp, một điều mà rất ít cuốn tiểu thuyết của Kundera làm được (các tiểu thuyết của Kundera phong phú về mặt ý tưởng và tình thế nhưng hiếm khi đẹp).
Tôi đã mạn phép bác copy bài trên của bác và comment trước của tôi vào blog mình, và có comment của bác 2 4 6 trên đó mà tôi thấy xác đáng trong việc đánh giá cuốn 1984 và Orwell, lại xin quote lại ở đây:
"Bác Đông A chê Orwell khô cứng, đọc Coetzee sẽ thấy sao nhỉ?
Tình cảm, và tình yêu, trong 1984 được tả thật tuyệt vời. Không biết ông ấy làm thế nào, mà cảm giác rất thật, rất nghèn nghẹn, đọc xong bao nhiêu năm vẫn còn nhớ và vẫn còn thấy có cái gì vướng trong ngực, trong cổ họng.
Chắc bác Đông A quên mất là nhân vật chính trong 1984 sống cùng với Big Brother. Ông ấy hiểu rằng tình cảm là thứ nguy hiểm, hiểu rằng nó là kẻ thù nên phải học cách liều lượng nó thế nào đó. Văn đã toát ra được sự trấn áp đó, ở mức gần hoàn hảo. Orwell là một nhà văn lớn.
Còn các cuốn biographies? Người ta nghĩ rằng đọc tiểu sử sẽ hiểu văn thêm. Có thể đúng, nhưng cũng có thể ngược lại, nhất là khi các cuốn này bị opinionated, thông tin được gạn lọc theo thành kiến của người viết.
Các nhà phê bình, các tác giả sách biography, thường dùng phương pháp (có vẻ) khoa học, nên sách của họ dễ được tin hơn sách của nhà văn. Nhà văn nhận ngay từ đầu rằng mình kể những câu chuyện hư cấu. (Còn sự thật của nhà văn, nếu tìm được, nó lại thuộc về sự thật của người đọc vì người ta hiểu nó bằng kinh nghiệm của mình.)
Nếu sau khi đọc một cuốn biography và thấy có sự chênh lệch giữa văn và người, người đọc có thể đọc lại tác phẩm. Nếu không tìm thấy sự giả dối trong văn, thì có thể sự giả dối nằm trong cuốn sách viết về người."
Tôi mới chỉ đọc có vài quyển của Coetzee, nhưng ấn tượng để lại cho tôi chỉ có Giữa miền đất ấy. Còn Tuổi sắt đá, Cuộc sống và thời đại của K thì tôi vẫn chưa đọc hết vì tôi nghĩ là bản dịch kém. Tôi chẳng thấy Coetzee, ít nhất là Giữa miền đất ấy, có minh họa hay cải trang gì cho một tư tưởng chính trị như Orwell.
ReplyDelete