Friday, April 6, 2007

Cao Bá Quát: Độc dạ cảm hoài

獨 夜 感 懷

新 漲 生 殘 夜
初 寒 送 渺 秋
歲 時 雙 病 眼
天 地 一 詩 囚
倚 枕 看 長 劍
呼 燈 檢 敝 裘
彊 憐 心 力 在
羈 臥 不 禁 愁
高伯适

Độc Dạ Cảm Hoài

Tân trướng sinh tàn dạ
Sơ hàn tống miểu thu
Tuế thời song bệnh nhãn
Thiên địa nhất thi tù
Ỷ chẩm khan trường kiếm
Hô đăng kiểm tệ cừu
Cưỡng liên tâm lực tại
Cơ ngọa bất câm sầu
Cao Bá Quát

Dịch thơ:

Đêm một mình cảm nghĩ

Triều mới dâng đêm hết

Cuối thu chớm lạnh đưa
Tháng ngày đôi mắt bệnh
Trời đất một tù thơ
Tựa gối gươm dài ngó
Kêu đèn áo rách giơ
Gượng thương tâm lực có
Nằm nhốt sầu khôn ngơ
(Đông A dịch)

Trong lịch sử nhân loại có không ít nhà thơ chịu tù đầy, nhưng đã có mấy ai cảm nhận mình là một "thi tù". Từ thi thánh Đỗ Phủ đến thi bá Nguyễn Du đều từng chịu giam cầm nhưng nào có thấy cảm nhận tình thế một tù thơ như Cao Bá Quát. Cũng phải nói rằng hai chữ "thi tù" không phải là một phát kiến của Cao Bá Quát. Thời Tống nhà thơ Nguyên Hiếu Vấn từng sử dụng hai chữ này để chỉ Mạnh Giao. Trong "Luận thi tuyệt cú" Nguyên Hiếu Vấn viết

東野窮愁死不休
高天厚地一詩囚
江山萬古潮陽筆
合在元龍百尺樓
元好問

Đông Dã cùng sầu tử bất hưu
Cao thiên hậu địa nhất thi tù
Giang sơn vạn cổ Triều Dương bút
Hợp tại Nguyên Long Bách xích lâu
Nguyên Hiếu Vấn

Đến chết Mạnh Giao chẳng hết sầu
Tù thơ lồng lộng đất trời sâu
Non sông muôn thủa Triều Dương bút
Góp tại Nguyên Long Bách xích lầu
(Đông A dịch)

Nhưng khái niệm "thi tù" của Nguyên Hiếu Vấn hơi khác với khái niệm "thi tù" của Cao Bá Quát. Nguyên Hiếu Vấn muốn ám chỉ Mạnh Giao khổ sở vì thơ, trói buộc vào thơ, bị thơ cầm tù. Cao Bá Quát cũng là một tù thơ, nhưng là một tù nhân thơ, bị thế nhân cầm tù, vì thơ mà bị cầm tù chứ không phải bị thơ cầm tù. Nỗi đau của các thi nhân, nỗi khổ của các nhà thơ, từ Đông sang Tây, từ cổ tới kim, có nỗi đau nào giống nỗi đau nào, có nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào. Tất cả đều qua đi, những bóng lẻ loi chiếu lên thời gian, chỉ còn lại những chữ rỏ máu từ tận đáy lòng.

Francis Fukuyama viết:
“Những hoàn cảnh cách mạng không thể xảy ra ngoại trừ, ít nhất có một số người liều mình hi sinh mạng sống và những tiện nghi của mình cho một mục đích nào đấy. Sự can đảm ấy không thể khởi từ phần ham muốn của tâm hồn, mà phải là từ phần cảm nhận bẩm sinh của con người về công lý. Con người của dục vọng, con người kinh tế, những trưởng giả thực thụ, sẽ hành xử từ trong ‘phân tích - giá cả - lợi nhuận,’ điều này sẽ luôn cho anh ta lý do để làm việc ‘trong khuôn khổ hệ thống.’ Chỉ có những con người hành xử theo cảm nhận bẩm sinh của con người về công lý, con người nổi giận, con người lo lắng bảo vệ nhân phẩm cho chính mình và đồng bào của mình, con người cảm nhận giá trị của anh ta được tạo nên từ một cái gì khác hơn là phức hợp những dục vọng đã tạo nên sự hiện hữu vật chất cuả anh ta - chỉ có những con người này mới sẵn lòng bước tới trước đầu xe thiết giáp hoặc đương đầu với các binh sĩ (đàn áp). Và thường là trong các trường hợp, nếu không có những hành động can đảm nho nhỏ này để đáp trả với những hành động bất công nho nhỏ (tương ứng), thì toa xe chở những biến động đưa tới những thay đổi căn bản trong cấu trúc chính trị và kinh tế sẽ chẳng bao giờ xảy ra.” (theo Song Vũ, Talawas)

Tôi nghĩ con người mà Fukuyama nói đến, chính là Cao Bá Quát. Trên bình diện này có thể thấy sự khác nhau về bản chất con người giữa Chu Thần và Phương Đình, tuy hai người hay được nhắc đến như những người bạn thân, tài giỏi và nổi tiếng một thời. Không phải ai cũng có thể viết được "Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn / Mục Dã, Minh Đường hữu Võ Thang".

Tôi cứ nghĩ về hoa mai, về cặp liên đối của Cao Bá Quát

"Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"

Không biết hoa mai có còn nở báo xuân về mỗi độ nữa không?



5 comments:

  1. Ba'c Dong A thich hoa mai nhi?

    ReplyDelete
  2. Ngo^i` tre^n hoa sen la` hinh` anh? mang y' nghia~ Ddie^u` Ngu*. Ta^m (cua? chinh' minh`), kho^ng co' nghia~ "ngo^i` tre^n cai' thu*' lot' ddit' (la` tha^n, ta^m cua? nguoi` khac') ma` kho^ng so*. bi. do*" nhu* bac Dong-A nghi~ :-o

    Vua chua' ngo^i` le^n dda^u` qua^n tu*? khong gio^ng' hinh` anh? noi' tre^n. :-)

    ReplyDelete
  3. He can be a lotus, he can be a cherry, he can have so many personas or faces... But he has only heart.
    Is he using it to save his nation OR just to carry the Kings???

    Gio Chuong

    ReplyDelete
  4. Cherry: Lotus, you are always calm even in the peak hours. But, if you know, sometimes the storm in the cup of tea is better than the sun in the glass of water. Our people is like a tea bag, it is stronger, strongest and fragrant in the hot water.

    Lotus: I am trying to keep myself and others in calmness and peace, but all my petals will be weapons to fight back our enemies. No matter how difficult our people should survive...

    Cherry: Are you tired or feel depression?

    Lotus : No. I just wonder why I disagee, even sometimes hate the Sun but I can't stand the storm in the tea cup.

    Cherry: It's because you look at them in the wrong point of view. In fact, it's the normal reality that the government and people can't be one if they are not two.

    Lotus: Do you like MK?

    Cherry: It's fun to read him. But his country's situation is different from ours. A person who is in love with Nguyen Trai, Cao Ba Quat will find him not really interesting.

    Lotus: Where are you going now?

    Cherry: I am going with the wind... it is my time to die, to drop, to fly, or any way that people named the way...

    ReplyDelete
  5. This nice piece of writing is dedicated to Dong-A who loves NguyenTrai, CaoBaQuat, VuHoangChuong,...
    Hope someday he will get out of the roof to enjoy the rain.

    ReplyDelete