LND: Từ bài điểm sách về cuốn Bức rèm của Milan Kundera tôi đi tìm hiểu xuất xứ khái niệm "Văn chương thế giới" của Goethe. Khái niệm "văn chương thế giới" được Goethe đề cập tới trong buổi chuyện trò với Eckermann, thư ký của ông. Theo Goethe, "văn chương thế giới" bao gồm tất cả các thể loại văn chương, trong đó có cả thi ca. Đặc điểm này có lẽ rất khác với quan niệm "văn chương thế giới" của Kundera.
Trích đoạn sau được dịch từ bản dịch tiếng Anh của J. Oxenford.
Đông A
Trích đoạn sau được dịch từ bản dịch tiếng Anh của J. Oxenford.
Đông A
TRÒ CHUYỆN VỚI GOETHE
P. Eckermann ghi
P. Eckermann ghi
Thứ tư, 31 tháng 1 năm 1827
Bên bàn của Goethe. "Trong mấy ngày này từ lúc không thấy anh," ông nói, "tôi đọc nhiều và lắm thứ khác nhau; đặc biệt là một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc vẫn còn choán lấy tôi và dường đối với tôi rất đặc biệt."
"Tiểu thuyết Trung Quốc!" tôi thốt lên; "hẳn là rất lạ."
"Không đến mức như anh tưởng đâu," Goethe nói; "người Trung Quốc suy nghĩ, hành động, và cảm xúc gần giống hệt như chúng ta; chúng ta sẽ thấy ngay là chúng ta hoàn toàn giống như họ, ngoại trừ tất cả những thứ họ làm rõ ràng hơn, sạch sẽ hơn và phẩm cách hơn với chúng ta.
"Với họ mọi thứ đều hợp lý, lịch sự, không có đam mê lớn hay xung lực thi ca; và rất giống với "Hermann và Dorothes" của tôi, cũng giống như với các tiểu thuyết của Richardson. Họ cũng khác chúng ta, bởi vì đối với họ thiên nhiên luôn luôn sống cùng với các hiện hữu của con người. Anh luôn nghe thấy cá vàng quẫy trong ao, chim chóc luôn hót trên cây, ban ngày luôn sáng sủa và đầy nắng, ban đêm luôn rõ ràng. Mặt trăng thường xuyên được nhắc đến, nhưng nó không làm thay đổi phong cảnh, ánh trăng được tưởng tượng tự sáng như ban ngày; và bên trong nhà ngăn nắp và tao nhã như những bức tranh của họ. Ví dụ, "Tôi nghe thấy những cô gái đáng yêu đang cười, và khi tôi thấy họ, họ đã ngồi trên những chiếc ghế mây." Ở đó, anh có ngay lập tức một tình thế đẹp nhất; những chiếc ghế mây tất yếu tương ứng với cái nhẹ nhàng và tao nhã nhất. Ở đó có vô số các điển tích luôn luôn được đưa vào trong các câu chuyện, và được áp dụng gần như là các thành ngữ; ví dụ một điển tích về một cô gái rất nhẹ nhàng và duyên dáng trên đôi chân đến mức cô ta có thể tự cân bằng trên một bông hoa mà không làm nát hoa; điển tích khác về một chàng trai đức hạnh và dũng cảm đến mức ở tuổi ba mươi chàng trai có vinh hạnh được diện kiến Hoàng Đế; một điển tích khác về một cặp tình nhân cho thấy sự trong trắng vĩ đại trong suốt quá trình tìm hiểu dài lâu đến mức trong một trường hợp họ qua đêm ở cùng một căn phòng nhưng chỉ trò chuyện suông trong suốt thời gian mà không hề gần gũi nhau.
"Và với cung cách như vậy có vô số điển tích khác, tất cả xoay quanh cái gì là đạo đức và chính đính. Đấy là sự tiết chế khắt khe trong mọi thứ mà Đế chế Trung Quốc tự duy trì suốt hàng ngàn năm và sẽ còn tiếp tục mãi.
"Tôi thấy có sự đối nghịch rất rõ đối với tiểu thuyết Trung Quốc này trong "Khúc ca của Beranger", tác phẩm chứa đựng, hầu như mọi nhân vật, một chủ đề phóng túng đồi bại nào đó để xây dựng họ, và sẽ trở nên cực kỳ ghê tởm đối với tôi nếu như bị quản lý bởi các nhân vật thiên tài của Beranger; thế nhưng ông ấy tạo ra họ không chỉ có thể chịu được mà còn thích thú nữa. Anh cho tôi biết có phải đáng để ý là chủ đề của nhà thơ Trung Quốc phải trở nên đạo đức triệt để thế và những thứ của nhà thơ Pháp đầu tiên hiện nay chính xác trở nên đối nghịch?"
"Những tài năng như của Beranger," tôi nói, "sẽ chẳng thấy một lĩnh vực nào trong những chủ đề đạo đức."
"Anh nói đúng," Goethe nói; "chính những đồi trụy của thời đại ông ta phát lộ và phát triển bản ngã tốt hơn của ông ta."
"Thế nhưng," tôi nói, "có phải tiểu thuyết Trung Quốc này là tiểu thuyết hay nhất của họ?"
"Chẳng phải vậy," Goethe trả lời, "người Trung Quốc có cả hàng ngàn tiểu thuyết như vậy, và họ đã có ngay khi tổ tiên chúng ta còn sống ở trong rừng rú.
"Tôi càng ngày càng tin chắc," Goethe tiếp tục nói, "rằng thi ca là tài sản phổ quát của con người, tự phát lộ ở bất cứ đâu, và ở mọi thời đại, trong hàng trăm, hàng trăm con người. Có người làm thơ hay hơn người khác một chút, và nổi lâu hơn người khác một chút - đó là tất cả. Ngài von Matthisson chẳng cần phải nghĩ mình là một con người hay tôi phải nghĩ rằng tôi là một con người; nhưng mỗi người cần phải nói với chính bản thân mình rằng năng khiếu thi ca chắc chắn không phải quá hiếm, và không ai buộc phải suy nghĩ rất nhiều về chính mình chỉ vì anh ta làm ra bài thơ hay.
"Nhưng, thực ra, chúng ta những người Đức rất có khả năng quá dễ rơi vào tính tự phụ ra vẻ mô phạm này, khi chúng ta không nhìn ra ngoài phạm vi chật hẹp bao quanh chúng ta. Tôi vì thế muốn nhìn về mình trong những dân tộc khác, và khuyên mọi người cũng làm như vậy. Văn chương dân tộc giờ đây không nói lên nhiều lắm; kỷ nguyên của văn chương Thế giới đang tới, và mỗi người cần phải nỗ lực thúc đẩy nó tới. Thế nhưng trong khi chúng ta đánh giá cái gì là ngoại, chúng ta cần phải không tự ràng buộc mình với bất cứ thứ gì nói riêng, và coi chúng như là một điển hình. Chúng ta cần phải không nghĩ rằng người Trung Quốc có thể trở nên thế, hay người Servian, hay người Calderon, hay người Nibelungan; nhưng nếu chúng ta thực muốn một điển hình chúng ta cần phải luôn luôn quay về những người Hy Lạp cổ đại, trong những tác phẩm của họ cái đẹp của loài người luôn luôn được trình bày. Tất cả những cái còn lại chúng ta cần phải xem xét một cách lịch sử thôi, dành riêng cho chính mình cái gì là tốt đẹp, trong chính chừng mực của nó."
Tôi vui sướng được nghe Goethe nói khá dài về một chủ đề có ý nghĩa quan trọng như vậy.
Chú thích sau khi dịch:
Theo tập Thế giới qua văn học (The world through literature) của C.G. Laird thì tác phẩm Trung Quốc mà Goethe đọc và đề cập trong buổi chuyện trò trên là Hoa tiên ký (Hua ch'ien chi,花箋記). U.C. Fischer trong bài viết "Goethe's "Chinese-German book of seasons and hours" and "worldliterature" cho biết tiểu thuyết mà Goethe đề cập tới là quyển "The affectionate pair, or the history of Sung-Kin" (có lẽ không phải là Hoa tiên ký, mà là Hảo cầu truyện) do P.P Thoms dịch căn cứ vào việc thư viện của Goethe ở Weimar có bản dịch tiếng Anh của Thoms.
Bên bàn của Goethe. "Trong mấy ngày này từ lúc không thấy anh," ông nói, "tôi đọc nhiều và lắm thứ khác nhau; đặc biệt là một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc vẫn còn choán lấy tôi và dường đối với tôi rất đặc biệt."
"Tiểu thuyết Trung Quốc!" tôi thốt lên; "hẳn là rất lạ."
"Không đến mức như anh tưởng đâu," Goethe nói; "người Trung Quốc suy nghĩ, hành động, và cảm xúc gần giống hệt như chúng ta; chúng ta sẽ thấy ngay là chúng ta hoàn toàn giống như họ, ngoại trừ tất cả những thứ họ làm rõ ràng hơn, sạch sẽ hơn và phẩm cách hơn với chúng ta.
"Với họ mọi thứ đều hợp lý, lịch sự, không có đam mê lớn hay xung lực thi ca; và rất giống với "Hermann và Dorothes" của tôi, cũng giống như với các tiểu thuyết của Richardson. Họ cũng khác chúng ta, bởi vì đối với họ thiên nhiên luôn luôn sống cùng với các hiện hữu của con người. Anh luôn nghe thấy cá vàng quẫy trong ao, chim chóc luôn hót trên cây, ban ngày luôn sáng sủa và đầy nắng, ban đêm luôn rõ ràng. Mặt trăng thường xuyên được nhắc đến, nhưng nó không làm thay đổi phong cảnh, ánh trăng được tưởng tượng tự sáng như ban ngày; và bên trong nhà ngăn nắp và tao nhã như những bức tranh của họ. Ví dụ, "Tôi nghe thấy những cô gái đáng yêu đang cười, và khi tôi thấy họ, họ đã ngồi trên những chiếc ghế mây." Ở đó, anh có ngay lập tức một tình thế đẹp nhất; những chiếc ghế mây tất yếu tương ứng với cái nhẹ nhàng và tao nhã nhất. Ở đó có vô số các điển tích luôn luôn được đưa vào trong các câu chuyện, và được áp dụng gần như là các thành ngữ; ví dụ một điển tích về một cô gái rất nhẹ nhàng và duyên dáng trên đôi chân đến mức cô ta có thể tự cân bằng trên một bông hoa mà không làm nát hoa; điển tích khác về một chàng trai đức hạnh và dũng cảm đến mức ở tuổi ba mươi chàng trai có vinh hạnh được diện kiến Hoàng Đế; một điển tích khác về một cặp tình nhân cho thấy sự trong trắng vĩ đại trong suốt quá trình tìm hiểu dài lâu đến mức trong một trường hợp họ qua đêm ở cùng một căn phòng nhưng chỉ trò chuyện suông trong suốt thời gian mà không hề gần gũi nhau.
"Và với cung cách như vậy có vô số điển tích khác, tất cả xoay quanh cái gì là đạo đức và chính đính. Đấy là sự tiết chế khắt khe trong mọi thứ mà Đế chế Trung Quốc tự duy trì suốt hàng ngàn năm và sẽ còn tiếp tục mãi.
"Tôi thấy có sự đối nghịch rất rõ đối với tiểu thuyết Trung Quốc này trong "Khúc ca của Beranger", tác phẩm chứa đựng, hầu như mọi nhân vật, một chủ đề phóng túng đồi bại nào đó để xây dựng họ, và sẽ trở nên cực kỳ ghê tởm đối với tôi nếu như bị quản lý bởi các nhân vật thiên tài của Beranger; thế nhưng ông ấy tạo ra họ không chỉ có thể chịu được mà còn thích thú nữa. Anh cho tôi biết có phải đáng để ý là chủ đề của nhà thơ Trung Quốc phải trở nên đạo đức triệt để thế và những thứ của nhà thơ Pháp đầu tiên hiện nay chính xác trở nên đối nghịch?"
"Những tài năng như của Beranger," tôi nói, "sẽ chẳng thấy một lĩnh vực nào trong những chủ đề đạo đức."
"Anh nói đúng," Goethe nói; "chính những đồi trụy của thời đại ông ta phát lộ và phát triển bản ngã tốt hơn của ông ta."
"Thế nhưng," tôi nói, "có phải tiểu thuyết Trung Quốc này là tiểu thuyết hay nhất của họ?"
"Chẳng phải vậy," Goethe trả lời, "người Trung Quốc có cả hàng ngàn tiểu thuyết như vậy, và họ đã có ngay khi tổ tiên chúng ta còn sống ở trong rừng rú.
"Tôi càng ngày càng tin chắc," Goethe tiếp tục nói, "rằng thi ca là tài sản phổ quát của con người, tự phát lộ ở bất cứ đâu, và ở mọi thời đại, trong hàng trăm, hàng trăm con người. Có người làm thơ hay hơn người khác một chút, và nổi lâu hơn người khác một chút - đó là tất cả. Ngài von Matthisson chẳng cần phải nghĩ mình là một con người hay tôi phải nghĩ rằng tôi là một con người; nhưng mỗi người cần phải nói với chính bản thân mình rằng năng khiếu thi ca chắc chắn không phải quá hiếm, và không ai buộc phải suy nghĩ rất nhiều về chính mình chỉ vì anh ta làm ra bài thơ hay.
"Nhưng, thực ra, chúng ta những người Đức rất có khả năng quá dễ rơi vào tính tự phụ ra vẻ mô phạm này, khi chúng ta không nhìn ra ngoài phạm vi chật hẹp bao quanh chúng ta. Tôi vì thế muốn nhìn về mình trong những dân tộc khác, và khuyên mọi người cũng làm như vậy. Văn chương dân tộc giờ đây không nói lên nhiều lắm; kỷ nguyên của văn chương Thế giới đang tới, và mỗi người cần phải nỗ lực thúc đẩy nó tới. Thế nhưng trong khi chúng ta đánh giá cái gì là ngoại, chúng ta cần phải không tự ràng buộc mình với bất cứ thứ gì nói riêng, và coi chúng như là một điển hình. Chúng ta cần phải không nghĩ rằng người Trung Quốc có thể trở nên thế, hay người Servian, hay người Calderon, hay người Nibelungan; nhưng nếu chúng ta thực muốn một điển hình chúng ta cần phải luôn luôn quay về những người Hy Lạp cổ đại, trong những tác phẩm của họ cái đẹp của loài người luôn luôn được trình bày. Tất cả những cái còn lại chúng ta cần phải xem xét một cách lịch sử thôi, dành riêng cho chính mình cái gì là tốt đẹp, trong chính chừng mực của nó."
Tôi vui sướng được nghe Goethe nói khá dài về một chủ đề có ý nghĩa quan trọng như vậy.
Chú thích sau khi dịch:
Theo tập Thế giới qua văn học (The world through literature) của C.G. Laird thì tác phẩm Trung Quốc mà Goethe đọc và đề cập trong buổi chuyện trò trên là Hoa tiên ký (Hua ch'ien chi,花箋記). U.C. Fischer trong bài viết "Goethe's "Chinese-German book of seasons and hours" and "worldliterature" cho biết tiểu thuyết mà Goethe đề cập tới là quyển "The affectionate pair, or the history of Sung-Kin" (có lẽ không phải là Hoa tiên ký, mà là Hảo cầu truyện) do P.P Thoms dịch căn cứ vào việc thư viện của Goethe ở Weimar có bản dịch tiếng Anh của Thoms.
No comments:
Post a Comment