Ngọn Phú Sĩ nhìn từ mũi Inamuragasaki. Thật bất ngờ bức ảnh tôi chụp này lại rất gần với bức tranh khắc gỗ của Hokusai người đã khắc rất nhiều cảnh ngắm núi Phú Sĩ từ các góc nhìn khác nhau. Bức tranh khắc gỗ của Hokusai là cảnh ngắm núi Phú Sĩ từ đảo Enoshima nằm trong bộ "Phú nhạc tam thập lục cảnh", ba mươi sáu cảnh ngắm đỉnh Phú Sĩ. Đảo Enoshima nằm ở phía bên tay trái bức ảnh tôi chụp. Đảo Enoshima nằm ở đúng của sông đổ ra biển nên nó có tên gọi "giang đảo". Ngọn hải đăng trên đảo đã có từ thời Hokusai. Đường ra đảo trong tranh của Hokusai là một con đường đất dường như do sông bồi, ngày nay đã trở thành một cây cầu. Thời gian đã qua không biết người xưa đứng ở đâu khắc nên bức tranh này. Trong tranh của Hokusai như có cảm giác rằng đảo Enoshima ngày xưa gần với đất liền, chứ không xa như ngày nay.
Ngọn Phú Sĩ nổi bật trong vùng. Các ngọn núi xung quanh đều thấp lùn hơn rất nhiều. Người ta bảo rằng bây giờ không dễ nhìn thấy ngọn Phú Sĩ từ vịnh Sagami vì trời hay bị mờ đục. Ngọn Phú Sĩ dễ nhìn thấy vào mùa đông, những hôm trời nắng và sau hôm có gió nổi. Có lẽ gió quét hết những bụi mù trên trời. Thực ra nếu đỉnh núi không có tuyết phủ thì ngọn Phú Sĩ cũng mờ chìm như những ngọn núi khác. Vì cao nên có tuyết phủ, vì có tuyết phủ nên nổi bật. Nét khác người nữa của ngọn Phú Sĩ là có dạng đối xứng hình nón nên ở hướng nào nhìn cũng thấy khá là như nhau.
Bức ảnh và giải thuyết của bác thú vị ! Cảm ơn !
ReplyDeletebức ảnh bác chụp và bức tranh khắc gỗ nổi tiếng đúng là 2 phiên bản liên hệ tới nhau rất gần, cháu rất ngạc nhiên khi xem hình panorama này...nó gần với tranh hơn rất nhiều hình chụp Phú sĩ trước đó! Bữa nay vào blog mới được thấy hình bác chụp! đẹp không ngờ :) nhất là với 1 cây bút viết chặt chẽ và sâu như thế.
ReplyDelete