T. Maskawa là nhà vật lý Nhật vừa đoạt giải thưởng Nobel năm 2008. Tôi vừa được nghe hai câu chuyện về ông. Câu chuyện thứ nhất là ông nói tiếng Anh không tốt. Ông đã dùng tiếng Nhật đọc bài giảng Nobel của ông. Câu chuyện thứ hai là ông chưa bao giờ ra khỏi nước Nhật trừ lần đầu tiên đi nhận giải Nobel này.
Hai câu chuyện về Maskawa này cho thấy: thứ nhất, người Nhật không đặt vấn đề ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh, như một tiêu chí tiên quyết phải có cho nghề nghiệp nghiên cứu và giảng dạy; thứ hai, nghiên cứu khoa học vẫn đạt những kết quả xuất chúng mà không cần phải tham gia các hội nghị quốc tế. Những điểm này dường như là mâu thuẫn với quan niệm phổ biến hiện nay: nghiên cứu khoa học cần phải biết tiếng Anh và cần phải đi đây đó để trao đổi học thuật.
Tôi tưởng tượng Maskawa là người Việt. Hẳn rất dễ ông sẽ bị chê là không nói nổi tiếng Anh và có khi ông chẳng bao giờ có thể là giáo sư, thậm chí chưa chắc đã có thể là tiến sĩ.
Có một chuyện vui về vật lý tôi được nghe kể trước đây. Câu chuyện này được kể theo kiểu truyền khẩu nên tính xác thực không thể kiểm chứng được. Có một cậu sinh viên tìm đến Landau, một nhà vật lý lý thuyết Nga xuất chúng, xin được nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Landau. Cậu sinh viên này có nêu ra 3 nhược điểm của mình: một là còn yếu về kiến thức toán học, hai là không biết tiếng Anh và thứ ba là nhà nghèo. Landau trả lời cậu ta rằng kiến thức về toán còn yếu không phải là điều hệ trọng vì còn có thể học được, tiếng Anh không biết cũng không phải là điều nghiêm trọng vì thằng dở hơi ở Anh cũng nói được tiếng Anh, nhưng nhà nghèo thì không thể làm vật lý lý thuyết được vì nghề này rất nghèo, không sống nổi bằng nghề.
Hai câu chuyện về Maskawa này cho thấy: thứ nhất, người Nhật không đặt vấn đề ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh, như một tiêu chí tiên quyết phải có cho nghề nghiệp nghiên cứu và giảng dạy; thứ hai, nghiên cứu khoa học vẫn đạt những kết quả xuất chúng mà không cần phải tham gia các hội nghị quốc tế. Những điểm này dường như là mâu thuẫn với quan niệm phổ biến hiện nay: nghiên cứu khoa học cần phải biết tiếng Anh và cần phải đi đây đó để trao đổi học thuật.
Tôi tưởng tượng Maskawa là người Việt. Hẳn rất dễ ông sẽ bị chê là không nói nổi tiếng Anh và có khi ông chẳng bao giờ có thể là giáo sư, thậm chí chưa chắc đã có thể là tiến sĩ.
Có một chuyện vui về vật lý tôi được nghe kể trước đây. Câu chuyện này được kể theo kiểu truyền khẩu nên tính xác thực không thể kiểm chứng được. Có một cậu sinh viên tìm đến Landau, một nhà vật lý lý thuyết Nga xuất chúng, xin được nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Landau. Cậu sinh viên này có nêu ra 3 nhược điểm của mình: một là còn yếu về kiến thức toán học, hai là không biết tiếng Anh và thứ ba là nhà nghèo. Landau trả lời cậu ta rằng kiến thức về toán còn yếu không phải là điều hệ trọng vì còn có thể học được, tiếng Anh không biết cũng không phải là điều nghiêm trọng vì thằng dở hơi ở Anh cũng nói được tiếng Anh, nhưng nhà nghèo thì không thể làm vật lý lý thuyết được vì nghề này rất nghèo, không sống nổi bằng nghề.
So sánh khập khiễng. Nếu khoa học cơ bản hoặc ứng dụng của VN đủ mạnh như Nhật thì cũng chả cần học ngoại ngữ làm gì. Ví dụ bọn Anh - Mỹ có cần học ngoại ngữ đâu, hê hê, dốt ngoại nhữ nhất thế giới.
ReplyDeleteBác nói thế nào ấy chứ. Ông tiến sĩ kia có thể không rành tiếng Anh, nhưng lại thông thạo tiếng Pháp, Đức, Hoa, Hàn, Nga, Ả Rập... thì sao?
ReplyDeleteVới lại ở một nước như Nhật, cần gì phải đi ra nước ngoài mới có thể tham dự hội nghị quốc tế chứ?!
Ở đây phải nói lại thế này cho chính xác: Maskawa biết tiếng Anh ở mức độ đọc, viết, ông nói được tiếng Anh nhưng nói không được tốt.
ReplyDeleteCông trình được giải Nobel của Maskawa ra đời năm 1973. Lúc đấy khoa học cơ bản và ứng dụng của Nhật chưa đạt được tầm cỡ như ngày nay.
Khổ, tôi có bảo là học theo Maskawa đâu. Ý tôi muốn nói rằng có những trường hợp đặc biệt mà những nhận thức phổ biến không thể đánh giá được. Tôi liên tưởng đến VN vì tôi chợt nhớ cách đây 1 thời gian có ai đó chê ông nào đó làm về Việt Nam học trình bày tiếng Anh không được tốt. Tôi nghĩ nếu ở Nhật chưa chắc đã bị chê trách như vậy.
ReplyDeleteAnh Chaien và Mr Do đã có ý kiến rồi, em cũng chẳng khác ý kiến trên là bao!Cái thế và lực VN mình nó bé, phải ráng mà học chứ bác? Có những cái người ta nghiên cứu cả mấy chục năm rồi, dốt mà không biết nhìn ra nước ngoài lại đi nghiên cứu lại một cái công trình với kết quả thấp hơn cái người ta đã làm (và tự coi nó là thành quả to lớn...) thì chẳng phải là tốn kém lắm ư?
ReplyDelete"thứ nhất, người Nhật không đặt vấn đề ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh, như một tiêu chí tiên quyết phải có cho nghề nghiệp nghiên cứu và giảng dạy;"
ReplyDeleteTôi không nghĩ người Nhật không quan trọng ngoại ngữ. Bằng chứng là trường tôi học ở Nhật đều có chương trình ngoại ngữ bắt buộc cho sinh viên cao học. Cũng có nhiều sinh viên Nhật đi du học ở Anh, Mỹ, Úc. Tuy nhiên do không sử dụng tiếng Anh hàng ngày nên đa số người nói tiếng Anh kém. Và cũng vì lý do này mà những người có tiếng Anh kém ngại tham gia hội nghị quốc tế.
" Ở đây phải nói lại thế này cho chính xác: Maskawa biết tiếng Anh ở mức độ đọc, viết, ông nói được tiếng Anh nhưng nói không được tốt."
Tiếng Anh như vậy thì đã đủ cho ông Kaskawa sử dụng tài liệu tiếng Anh va trao đổi qua thư từ bằng tiếng Anh với đồng nghiệp trên thế giới. Ngoài ra các sách báo nghiên cứu nước ngoài quan trọng cũng được dịch ra tiếng Nhật rất nhiều.
"thứ hai, nghiên cứu khoa học vẫn đạt những kết quả xuất chúng mà không cần phải tham gia các hội nghị quốc tế."
Cái này thì đúng 1 phần. Vì hội nghị quốc tế là cơ hội đề những người cùng chuyên ngành gặp nhau để trao đổi kiến thức (formal & informal). Về mặt nào đó thì hội nghị quốc tế chỉ làm tăng thêm cơ hội trao đổi thông tin chứ không thay thế được việc viết và công bố các kết quả nghiên cứu trên các báo chuyên ngành. Do vậy không phải ai cũng tận dụng tốt cơ hội này, đặc biệt là những người ngại nói ngoại ngữ. Điều này càng đúng với hoàn cảnh của ông Kaskawa.
"Công trình được giải Nobel của Maskawa ra đời năm 1973. Lúc đấy khoa học cơ bản và ứng dụng của Nhật chưa đạt được tầm cỡ như ngày nay."
Nếu bác đọc về lịch sử nước Nhật thì bác sẽ biết là nước Nhật đã tiếp cận với văn minh phương tây từ rất lâu. Thế chiến thế giới thứ II đã chứng tỏ trình độ công nghiệp của Nhật đã ngang tầm với thế giới. Vị trí của nước Nhật trên thế giới vào năm 1973 không khác gì với ngày nay bao nhiêu.
Tôi không thấy có gì mâu thuẩn rõ ràng trong trường hợp của ông Maskawa. Nếu chỉ bắt chước ông Maskawa ở chổ không nói tiếng Anh và không giao lưu quốc tế thì thì cơ may thành công như ông Maskawa chỉ ít đi chứ không tăng lên.
Nếu ở Việt Nam ngày nay thì coi chừng không giỏi tiếng Anh có thể còn không có bằng thạc sĩ nữa - nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không sửa lại quy chế đào tạo thạc sĩ ...
ReplyDeleteĐống ý với ý kiến của Chaien và Mr Do bác ạ,
ReplyDeleteVề bác Masukawa - tên đúng của bác là Masukawa - này, xin mời đọc entry liên quan trên blog của tôi:
ReplyDeletehttp://blog.360.yahoo.com/blog-4C7MrGw1YawU1eQpGA--?cq=1&p=27
Ở VN, có bằng Thạc sĩ hay tiến sĩ không đồng nghĩa với giỏi tiếng Anh/ngoại ngữ
ReplyDeleteThực sự tôi không hiểu có gì ngụy biện ở đây? Nhưng có một điểm không đúng là chẳng có một quan niệm phổ biến nào hiện nay cho rằng giàu thì phải có bằng đại học.
ReplyDeleteĐông A: Hai câu chuyện về Maskawa này cho thấy: thứ nhất, người Nhật không đặt vấn đề ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh, như một tiêu chí tiên quyết phải có cho nghề nghiệp nghiên cứu và giảng dạy; thứ hai, nghiên cứu khoa học vẫn đạt những kết quả xuất chúng mà không cần phải tham gia các hội nghị quốc tế. Những điểm này dường như là mâu thuẫn với quan niệm phổ biến hiện nay: nghiên cứu khoa học cần phải biết tiếng Anh và cần phải đi đây đó để trao đổi học thuật.
ReplyDeleteBạch: Câu chuyện về Bill Gates cho thấy thứ nhất không cần phải tốt nghiệp đại học mới trở thành tỷ phú. Còn câu chuyện của Warren Buffet cho thấy không cần sử dụng máy tính vẫn có thể trở thành nhà đầu tư chứng khoán giỏi nhất mọi thời đại. Những điểm này dường như là mâu thuẫn với quan niệm phổ biến hiện nay: để trở thành người giàu có phải có bằng đại học và để thành công trong đầu tư chứng khoán cần phải biết sử dụng máy tính.
Thuật sử dụng phép ngụy biện trong lập luận của bác Đông A ngày càng tiến bộ. :)
em lại thích câu chuyện về những nhà Vật Lý Lý Thuyết của anh :D
ReplyDeleteỪ, thì những tên đâm thuê chém mướn, giựt nợ, lừa thầy phản bạn nhiều đứa cũng giàu lắm mà chẳng có cái bằng tốt nghiệp cấp lớp 6 nữa. Giàu có là tất cả mà???
ReplyDelete