Bác Trương Thái Du có thắc mắc về hai câu thơ của Viên Mai được Phan Bội Châu dẫn lại: Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch / Lập thân tối hạ thị văn chương. Hai câu thơ này được Phan Bội Châu dịch thành: Công ở non sông thiêng tấc dạ / Thân nhờ bút mực quá hèn trai. Câu thơ đầu không gây ra tam sao thất bản gì, nhưng câu thơ thứ hai thì có vấn đề. Nguyên câu thơ của Viên Mai được dẫn trong tác phẩm Tùy viên thi thoại của ông là: Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch / Lập danh tối tiểu thị văn chương. Tuy vậy ý nghĩa câu thơ nguyên gốc của Viên Mai và câu dẫn của Phan Bội Châu không khác nhau. Lập thân hay lập danh đối với người xưa là một. Tối tiểu hay tối hạ trong câu thơ cũng có nghĩa như nhau. Hai câu thơ của Viên Mai có thể dịch thành: Mỗi bữa cơm đều không quên nghĩ về sự nghiệp / Gây dựng công danh rất thấp kém nhỏ bé là bằng văn chương. Trúc bạch có hai nghĩa: một nghĩa là sách vở (trúc giản bạch quyên, bạch này là trắng khác bạch là lụa trong trúc bạch) vì người xưa dùng thẻ trúc (trúc giản) và lụa trắng (bạch quyên) để viết; nghĩa khác là sử sách, nghĩa này là nghĩa bóng. Ở đây Viên Mai đã dùng với nghĩa thứ hai, mỗi bữa cơm đều không quên nghĩ về việc được ghi vào sử sách, tức là nghĩ về sự nghiệp cuộc đời của mình. Câu thứ hai giải thích rõ hơn: gây dựng công danh bằng văn chương là một sự nghiệp nhỏ bé tầm thường thấp kém. Người xưa không coi văn chương là sự nghiệp. Chỉ ở thời hiện đại này văn chương mới mang tính chuyên nghiệp và trở thành một sự nghiệp. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đều làm quan. Các ông không phải là nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp như theo nghĩa ngày nay.
tam lập: lập thân, lập danh, lập ngôn chắc khởi đầu cũng có khác nhau, nhưng dần dần (đây là hiện tượng trượt nghĩa, chính xác thì là hoán dụ - metonymy) cũng chẳng khác gì mấy nữa, duy có "lập ngôn" bây giờ thường được dùng theo một nghĩa khác hẳn
ReplyDeleteTôi không biết "tam lập" của bác ở đâu ra, nhưng tôi tra từ điển trên mạng thì được giải nghĩa "tam lập" là lập đức, lập công và lập ngôn. Điển "tam lập" này được lấy từ Tả truyện: "đại thượng hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công, kỳ thứ hữu lập ngôn", có nghĩa là cao nhất có lập đức, sau đến có lập công, sau đến có lập ngôn. Đức, công, ngôn mới là ba khái niệm có thể so sánh.
ReplyDeleteTôi cũng chỉ nhớ mang máng là nguồn từ Tả truyện, cũng không đi tra lại, chỉ nhớ có nguồn nói tam lập đó là ba điều thiêng liêng của người quân tử.
ReplyDeleteTôi cũng không nghĩ Phan Bội Châu đã hiểu sai hai câu của Viên Mai, nhất là khi những ý tưởng như vậy đã thuộc vào một hệ thống truyền từ đời này sang đời khác, và hẳn là khi đi học các nhà Nho đều đã được giảng nghĩa kỹ càng rồi.
Tôi nghe một nhà Hán học cắt nghĩa thế này và thấy chính xác, nhất là về cụ Phan: Tối tiểu và tối hạ ý nghĩa tương tự, nhưng tối hạ (hèn nhất) nhấn mạnh hơn thôi. VM là đại tài tử ở TQ, viết câu này để chê bai cái học khoa cử công danh thời Thanh, PBC dùng câu này của VM để phê phán cái học Nho gia lạc hậu bất lực trước nhiệm vụ cứu nước ở VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sửa tối tiểu thành tối hạ để nhấn mạnh thêm.
ReplyDeletePBC là nhà Nho nhưng là nhà cách mạng, tôi nghĩ ông luôn dùng mọi cách để phục vụ CM chứ kiến thức về Hán học của ông thì chẳng thể nghi ngờ được.
Hẹn các bác trong 1 bài báo đang viết... Thực ra khi khảo 1 vấn đề tôi mở mọi khả năng, học hỏi cao nhân và dò xem dư luận. Nếu không có blog chắc thao tác "nghiệp vụ" này không thành được. Xin cảm ơn mọi người.
ReplyDeleteAnh Du băn khoăn ở thời điểm hiện nay về hai câu của Viên Mai này, qua cách hiểu của Phan Bội Châu, là đúng rồi.Chúng tôi mờ mờ hiểu về tâm trạng của anh khi chuẩn bị cất bước trên con đường xa thăm thẳm là văn chương.
ReplyDeleteXin góp lời bàn với các bác:
- Chúng ta đừng nghi ngờ trình độ Hán học của cụ Phan.Cụ là Đại Nho, cực thâm hậu.Người Nhật và người Hàn Quốc bái phục cụ lắm. Tôi đã từng rớt nước mắt, vừa kinh hãi vừa cảm động, khi thấy bức thư dài 3 mét viết bút lông cực khí phách của cụ, ở Văn khố Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Xem nội dung bút đàm của cụ với Lương Khải Siêu tại Nhật Bản, cũng thực sự bái phục,
- Cụ Phan có trí nhớ phi thường.Hầu như chỉ nhớ bằng đầu, không ghi chép gì mấy. Tuy nhiên, trí nhớ của người ta có giới hạn.Văn bia do chính cụ soạn ở Nhật mà cụ còn nhớ lẫn nhớ nhầm nữa mà. Cụ có nhờ nhầm mấy chữ thơ Viên Mai cũng không hề gì. Còn tinh thần 2 câu ấy, đúng như Đông A tiên sinh viết ở đây: không có gì khác biệt với cách hiểu trước nay cả !
- Về Viên Mai, không chỉ có cụ Phan nhắc đâu. Cụ Phan Châu Trinh, và những người cùng thời với cụ Phan cũng nói mà. Trước hai cụ Phan, có ai nói nữa thì cần tìm hiểu tiếp.
Tôi vừa post bài báo lên blog, mời các bác qua nhà. Thiển nghĩ đa nghĩa vốn rất thường trong thi ca và thật khó bắt bẻ ai đúng ai sai.
ReplyDelete