Khi tôi tới Nhật, vừa vào nhà khách đã thấy có một tập hướng dẫn ứng phó khi có động đất. Những chỉ dẫn rất chi tiết nếu có động đất thì cần làm những gì trước. Trong đấy có cả bản đồ chỉ dẫn chi tiết những vị trí tập kết sơ tán khu vực quanh đấy nếu có động đất xảy ra. Các cơ quan công quyền cũng có những quy định hành động khi có động đất hay thiên tai xảy ra. Các cơ quan thông tấn đưa tin chi tiết về thiên tai. Chương trình truyền hình, phát thanh cũng tạm ngưng để đưa tin thiên tai. Các thông báo về tình trạng giao thông như chỗ này không đi được, chỗ khác ở tình trạng nguy hiểm cũng được thông báo và đánh dấu cảnh báo. Đó là những ứng phó sơ cấp của chính quyền đối với thiên tai.
Hà Nội trong mấy ngày vừa qua có đợt mưa lớn, gây ra tình trạng ngập lụt trong thành phố. Hà Nội bị ngập lụt không phải là lần đầu tiên, nhưng lần này nặng hơn trước rất nhiều. Đã có những tử vong. Điều có thể nhận thấy là chính quyền Hà Nội không có những ứng phó sơ cấp đối với thiên tai xảy ra. Không có những chỉ dẫn cho người dân biết những địa điểm nguy hiểm, những khu vực không an toàn hay những con đường giao thông bị ngập lụt. Có thể cho rằng vì Hà Nội chưa xây dựng bộ ứng xử khi có thiên tai xảy ra nên các cơ quan công quyền chưa biết phải ứng phó như thế nào. Nhưng đối với ứng phó sơ cấp thì ngay cả khi chưa có quy tắc ứng phó, những người lãnh đạo thành phố đã cần phải biết làm gì. Cuộc sống luôn có những tình huống mà ngay cả những bộ ứng xử, quy tắc chi tiết nhất cũng không bao quát được hết và chính vì vậy mà cộng đồng cần những con người lãnh đạo để xử lý những tình huống xảy ra. Những lúc khó khăn người ta mới cần đến chính quyền, mới cần những người lãnh đạo, bằng không ai cần ông Bí thư Thành ủy để làm gì, ai cần ông Chủ tịch thành phố để làm gì? Các ông sống bằng tiền thuế của nhân dân, nhưng khi có sự việc xảy ra các ông lại kêu "nhân dân ỷ lại nhà nước". Đây là sự vô cảm, trốn tránh trách nhiệm của lãnh đạo thành phố. Những ứng phó của lãnh đạo thành phố như đi thăm hay chỉ đạo nơi này, chốn khác chỉ mang tính trình diễn, và hơn nữa đấy không phải là ứng phó sơ cấp.
Hà Nội trong mấy ngày vừa qua có đợt mưa lớn, gây ra tình trạng ngập lụt trong thành phố. Hà Nội bị ngập lụt không phải là lần đầu tiên, nhưng lần này nặng hơn trước rất nhiều. Đã có những tử vong. Điều có thể nhận thấy là chính quyền Hà Nội không có những ứng phó sơ cấp đối với thiên tai xảy ra. Không có những chỉ dẫn cho người dân biết những địa điểm nguy hiểm, những khu vực không an toàn hay những con đường giao thông bị ngập lụt. Có thể cho rằng vì Hà Nội chưa xây dựng bộ ứng xử khi có thiên tai xảy ra nên các cơ quan công quyền chưa biết phải ứng phó như thế nào. Nhưng đối với ứng phó sơ cấp thì ngay cả khi chưa có quy tắc ứng phó, những người lãnh đạo thành phố đã cần phải biết làm gì. Cuộc sống luôn có những tình huống mà ngay cả những bộ ứng xử, quy tắc chi tiết nhất cũng không bao quát được hết và chính vì vậy mà cộng đồng cần những con người lãnh đạo để xử lý những tình huống xảy ra. Những lúc khó khăn người ta mới cần đến chính quyền, mới cần những người lãnh đạo, bằng không ai cần ông Bí thư Thành ủy để làm gì, ai cần ông Chủ tịch thành phố để làm gì? Các ông sống bằng tiền thuế của nhân dân, nhưng khi có sự việc xảy ra các ông lại kêu "nhân dân ỷ lại nhà nước". Đây là sự vô cảm, trốn tránh trách nhiệm của lãnh đạo thành phố. Những ứng phó của lãnh đạo thành phố như đi thăm hay chỉ đạo nơi này, chốn khác chỉ mang tính trình diễn, và hơn nữa đấy không phải là ứng phó sơ cấp.
“Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”
ReplyDeleteĐúng là tôi thấy rất rõ sự lúng túng, gần như là đối phó chiếu lệ của Lãnh đạo tp Hà Nội. Tôi cũng không thấy một lãnh đạo nào của HN chia sẻ và thông cảm với nhân dân, nhất là với gia đình của 18 người thiệt mạng. Món quà được trao cho người dân ở ngoại thành được bọc gói quá đẹp bằng giấy hoa, chỉ nói lên được một điều rằng, sự thăm hỏi này hoàn toàn là diễn và rất chiếu lệ.
ReplyDeleteThật quá đau lòng!
Rõ ràng, đây thực sự là một thiên tai, nhưng hầu như ko thấy bất kỳ một động thái nào của chính quyền. Dự báo thời tiết không chính xác, xảy ra chuyện, dân hứng hết, chuyện di chuyển, tài sản, miếng ăn trong những ngày lụt, dân tự xoay sở. Sao bảo là dân ỷ lại nhà nước nhỉ?
ReplyDeleteNgày xưa, thời phong kiến người tai bảo quan là phụ mẫu của dân, nên phải biết lo cho dân.
Thời nay, Bác Hồ dạy "Cán bộ là công bộc của nhân dân", thì trách nhiệm càng cao hơn nữa.
Nỡ lòng nào lại đi nói thế, trời ơi!
Những người cưỡi 5000 con trâu cần phải biết những "ứng phó sơ cấp" khác với người cưỡi 1 con trâu hay chẳng cưỡi con trâu nào. Không ai khen một vị tướng cầm quân lại ôm bộc phá dũng cảm chạy đến lỗ châu mai. Giá như có những cái nhăn trán, những cuộc điện thoại, những mệnh lệnh, những chữ ký (ngay trong phòng máy lạnh cũng được)...thay vì cưỡi xe lội nước đi vi hành (chi phí cho chuyến vi hành này bằng bao nhiêu bó rau muống, gói mì tôm ngày nước nổi?)chỉ để ...phát minh ra sự ỷ lại vào nhà nước của dân và sự cuồng nộ không thể lường được của thiên tai (không hiểu ổng có dùng thước đo xem luợng mưa thực tế caoo gấp bao nhiêu lần tính toán trong dự án 200 triệu USD)
ReplyDeletecơn lụt vừa qua là thử thách đầu tiên nhưng không phải cuối cùng cho khả năng điều hành của ban lãnh đạo mới của hà nội. Và đó là một lối quản lý hoàn toàn không chuyên nghiệp, chỉ "phan diễn" là chính:lãnh đạo cứ lải nhải không để thế nọ, không để thế kia. Đỉnh cao là tuyên bố của Bí thư Hà Nội: Dân chỉ quen ỷ lại nhà nước."Ỷ lại" nên mới chỉ có gần 20 người chết thôi! NHỏ!
ReplyDeleteMột thảm họa thiên tai thực sự nhưng không quan chức lãnh đạo hà nội nào dám công nhận ngoài việc "định hướng" đây là "cuộc tổng diễn tập cho tương lai".
ReplyDeletelại sắp có mưa lớn rồi! À quên, Nha khí tượng nói đấy nhé
ReplyDeleteBác đừng so với tụi Tư bẩn làm gì, tụi nó không đáng để thiên đàng xã hội chủ nghĩa so sánh đâu. Dân ta ỷ vào nhà nước quá nhiều (vì nhà nước đã, đang lo cho dân nhiều quá ???) Tôi thấy nhục nhã (@ linh mục Kiệt) khi anh nghị nói vậy.
ReplyDeleteTôi không hiểu mấy tay lãnh đạo họ làm gì những thời khắc như vầy? Tôi chỉ cần họ hò hét cái mồm thôi, cũng an dân lắm rồi, nhưng...
sorry all vì có vài từ tôi không thích viết hoa.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: "Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai" (http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811682/).
ReplyDeleteChao ôi!
Cuộc "tổng diễn tập" trong đợt mưa lụt vừa qua của Hà Nội "Đã có 20 người chết, 2 người bị thương vì mưa ngập ở Hà Nội" (http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811668/) và "mới tính sơ đã thiệt hại hơn 3.000 tỉ đồng" (http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811697/),...
Vậy mà ngày 2/11 (sau 2 ngày dân vật lộn với lũ lụt), bác Nghị lại phát biểu thế này "... tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm." (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/811500/), rồi bác lại phát biểu thế kia: "Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai" (lại được báo chí cho rằng đó là nhận định mang tính tổng kết được Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đưa ra tại cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội bàn biện pháp khắc phục hậu quả mưa lụt chiều 3/11).
Thật hết biết!
Có thể báo chí đã không nhạy cảm chính trị khi đưa phát biểu của Bí thư Thành ủy, đẩy ông lên đến chỗ: Trong con mắt nhân dân, ông mang hình ảnh của người đứng đầu Thủ đô thiếu gần dân, thiếu thấu hiểu nhân dân; làm chính trị nhưng vô chính trị, không có phẩm chất của chính trị gia; là người chẳng làm gì, đem sinh mệnh và tài sản của nhân dân làm kết quả cho đợt "tổng diễn tập".
Than ôi!