Nhiều người biết câu thơ này. Ngô đồng nhất diệp lạc. Câu thơ tiếp theo thấy chép lộn xộn. Thiên hạ cộng tri thu, Thiên hạ cộng bi thu, Thiên hạ tận tri thu. Nguyên thủy không biết hai câu thơ này của ai. Quảng quần phương phổ chép là "Thiên hạ tận tri thu". Một chiếc lá ngô đồng rụng, hết cả thiên hạ đều biết là mùa thu. Khác với, một chiếc lá ngô đồng rụng, thiên hạ cùng biết là mùa thu. Quảng quần phương phổ có lẽ là cái gốc cuối cùng truy nguyên hai câu thơ này.
Cây ngô đồng ở Trung Quốc hơi khác với cây ngô đồng ở châu Âu. Lá cây ngô đồng Trung Quốc chia thành thùy hình chân vịt rõ nét, như ảnh ở dưới đây
Cây ngô đồng ở châu Âu có lá như ảnh dưới đây (có lẽ phải gọi là cây phong vì có gốc latin là acer)
Cây ngô đồng ở Việt Nam như thế nào?
Chiều chiều ra đứng tây lầu tây
Thấy cô tang tình gánh nước
Tưới cây, tưới cây ngô đồng
Bài lý này nhắc về một lầu tây. Nhất định phải là tây. Không thể là đông, nam, bắc. Cứ như là một quy định, không thể xê dịch. Chỉ có ở lầu tây mới có đôi lứa nhớ nhung, mới có buồn vương sầu nhớ. Lầu đông, lầu nam không cho cảm giác như vậy. Ứng tác dân gian đã tuân theo những ước lệ điển cố mang đặc điểm của một định hình văn hóa. Sử dụng sai những ước lệ tạo ra các lệch nhịp về văn hóa, thông điệp truyền tải sẽ không được đảm bảo tiếp nhận một cách nhất quán trong thẩm mỹ. Nếu lầu tây là một thông điệp nói về tình yêu thì ngô đồng lại là một thông điệp về mùa thu. Mùa thu và lầu tây là đôi lứa, là nhớ nhung, là buồn thương, xa cách, là nỗi hận trong lòng, là sự biệt ly không tránh khỏi. Bài lý chỉ cần hai từ, lầu tây và ngô đồng, để làm trụ cột cho toàn bài. Hiếm có những ứng tác dân gian mang tính thẩm mỹ hàn lâm như vậy.
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồngVàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông
Gop voi bac vai cau ve Ngo Dong
ReplyDelete“金井梧桐秋叶黄,珠帘不卷夜来霜。熏笼玉枕无颜色,卧听南宫清漏长。”
Ứng tác dân gian cũng tuân theo ước lệ cổ điển là điều có thể giải thích. Tác giả dân gian, khuyết danh, rất có thể là một trí thức nào đó. Em cho điều này hoàn toàn có lý
ReplyDeleteMình nghĩ, chiều chiều ra đứng lầu Tây mà ko phải Đông, Nam, Bắc, vì chiều thì phương Tây đẹp nhất, có mặt trời lặn, thư giãn sau 1 ngày làm việc, cảm xúc theo đó mà về.
ReplyDelete"Quần phương phổ" vốn do Vương Tượng Tấn 王象晋 (1561-1653) soạn ra từ đời Minh, trong đó đã có câu này rồi. Còn "Quảng quần phương phổ" được soạn vào đời Thanh, do Uông Hạo 汪灝 và Trương Dật Thiếu 張逸少 phụng mệnh Khang Hy dựa vào "Quần phương phổ" rồi mở rộng ra.
ReplyDeleteTuy nhiên em tìm thì còn thấy nói trong "Mộng lương lục" của Ngô Tự Mục 吳自牧 đời Nguyên đã có chép câu này rồi (nguyên si). Còn những câu ý tương tự thì thậm chí từ đời Đường đã có.
Thiên hạ cộng tri thu nghe hợp hơn cả, với lại thấy nhiều sách nói thế
ReplyDeleteHình như: Ô ! Hay buồn vương cây ngô đồng ...bác ạ, nó thuận với mấy câu trước hơn (Buồn lưu cây đào xin hơi Xuân/Buồn sang cây tùng thăm đông quân/Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông)
ReplyDelete@sonata: bác nói chính xác lắm. Có như vậy câu thơ mới hay. Cám ơn bác! Tôi sẽ sửa lại.
ReplyDeleteBằng chứng bác đưa ra là xác đáng, tôi tự đính chính cách hiểu của mình.
ReplyDeleteCây ngô đồng châu Âu bên Tàu gọi cây phong, còn cây ngô đồng ở quê tôi thân có gai,lá không có khía. Có thể ở VN có nhiều loại ngô đồng ?
Theo tôi thì sở dĩ câu thơ "Chiều chiều ra đứng lầu Tây" là để vần với câu sau "Thấy nàng gánh nước tưới cây ngô đồng".
ReplyDeleteChứ nếu lầu Đông thì câu sau sẽ phải là "Thấy nàng gánh nước tưới đồng ngô cây".
Chẳng phải do lầu Tây liên quan đến nhớ nhung gì cả.
Trung Hoa có hai loại cây cùng tên là Ngô Đồng. 1. Ảnh trên là Ngô Đồng phương Bắc,tên khoa học là Firmana simplex, cũng gọi là pheonix tree.
ReplyDelete2. Ảnh dưới là Ngô Đồng phương Nam dọc theo vùng sông Dương Tử, giống y như cây Platane bên các xứ Âu Châu (tiếng Anh là Sycamore)
Tôi đã hỏi kỹ hai thứ cây phương Bắc và phương Nam Trung Hoa với dân địa phương từng vùng và cùng đều được trả lời rõ ràng là Ngô Đồng. Võ Kỳ Điền
Giới thiệu các bạn bài viết có liên quan tới cây Ngô Đồng trong trang nhà Chim Việt Cành Nam
ReplyDeletewww.chimviet.free.fr/truyenky/vokydien/vkdn051.htm