Khi xem bộ phim của Tần ca của Chu Hiểu Văn tôi đã tự hỏi đâu là giới hạn hư cấu có thể của nghệ thuật khi tiếp cận với lịch sử? Tần ca từng bị chỉ trích vì đã xuyên tạc lịch sử, cho Cao Tiệm Ly làm bạn nối khố với Tần Thủy Hoàng. Bộ phim từng bị cấm, nhưng sau đó lại được cho phép chiếu. Lịch sử và hư cấu nghệ thuật là một vấn đề phức tạp. Phức tạp không chỉ cho tác giả, mà còn cho cả công chúng và ứng xử của họ đối với tác phẩm. Thế nào là phải và thế nào là không phải?
Một sản phẩm tiêu dùng độc hại cho sức khỏe của người tiêu dùng bị cấm lưu hành sẽ không có ai phản đối. Chất độc bảng A cấm lưu hành đại chúng, cũng không có ai phản đối. Trần truồng ở nơi công cộng cũng bị cấm. Những cấm đoán này dường như rất hiển nhiên và dễ dàng chấp nhận. Nhưng một sản phẩm nghệ thuật bị cấm lưu hành hay lưu hành hạn chế thường tạo ra những phản cảm. Không hẳn vì những nguy hại của một tác phẩm nghệ thuật khó xác định hay xác định không được nhất quán, mặc dù thường là như vậy, mà nghệ thuật dường như là một địa hạt đặc biệt có những đặc quyền được miễn trừ mặc dù rất khó xác định. Ngay cả những sản phẩm tiêu dùng được xác định là độc hại cho sức khỏe cũng chỉ dựa trên những hiểu biết của con người ở thời điểm hiện tại, có nghĩa là tính độc hại của những sản phẩm đó cũng có thể thay đổi theo thời gian. Giả sử như có một tác phẩm viết rằng Trần Hưng Đạo âm mưu cấu kết với quân Nguyên, hãm hại Trần Ích Tắc, buộc Trần Ích Tắc phải miễn cưỡng nhập Nguyên thì ứng xử của chúng ta với tác phẩm như vậy sẽ như thế nào? Tác phẩm như vậy có nguy hại là xuyên tạc lịch sử và gieo rắc những đánh giá các nhân vật lịch sử dựa trên sự xuyên tạc lịch sử, phá vỡ tính ổn định của văn hóa và truyền thống. Trong nhiều trường hợp, những xuyên tạc lịch sử trong các tác phẩm nghệ thuật lại được bỏ qua vì những lý do khác nhau. Vở kịch Thái hậu Dương Vân Nga đã xuyên tạc Nguyễn Bặc, Đinh Điền câu kết với nhà Tống. Đối với những công chúng không am hiểu lịch sử, vở kịch rất dễ gieo vào tri thức của họ rằng Nguyễn Bặc, Đinh Điền là những tên phản bội tổ quốc.Tôi luôn cảm thấy không ổn ở vở kịch này. Có thể xây dựng các nhân vật hư cấu câu kết với nhà Tống xâm lược hơn là xuyên tạc các nhân vật lịch sử àm việc này. Nhân danh cái gì chúng ta có thể gán cho một người vô tội tội phản bội tổ quốc dù chỉ là trong nghệ thuật? Nếu như một tác phẩm xuyên tạc về một nhân vật có thật cùng thời thì tác giả có thể bị kiện và tác phẩm sẽ bị cấm lưu hành vì tội xuyên tạc hay bôi nhọ, nhưng xuyên tạc một nhân vật lịch sử thì dường như đấy lại là vô can, lại là nghệ thuật. Người chết không thể đội mồ sống lại để khởi kiện tác giả. Đâu là giới hạn cho phép của nghệ thuật? Liệu nghệ thuật có quyền xuyên tạc thoải mái các nhân vật lịch sử? Các nhân vật lịch sử phải chịu khổ nạn vì nghệ thuật và họ không có quyền bảo vệ sự thật về mình trong nghệ thuật?
Ứng xử dân gian đối với các nhân vật lịch sử có thể phát lộ ra những cách tiếp nhận sự thật lịch sử khác. Vụ án Lệ chi viên của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ được dân gian sáng tác thành chuyện rắn báo oán. Bỏ qua những đặc điểm vay mượn có thể từ các nền văn hóa khác vốn là đặc điểm khá phổ biến của các câu chuyện dân gian, chuyện rắn báo oán có thể coi là một là một tác phẩm nghệ thuật tiếp cận lịch sử. Dân gian có thể thoải mái biến các nhân vật lịch sử thành rắn, thành hổ mà không gây ra những phản cảm về xuyên tạc lịch sử. Những chi tiết hư cấu mang tính phi thực như vậy tuy không phải là sự thật lịch sử nhưng cũng không xuyên tạc những nhận thức lịch sử về các nhân vật lịch sử được nói đến. Tức là ở đấy không có mâu thuẫn đối kháng giữa hư cấu và lịch sử.
[còn nữa]
Một sản phẩm tiêu dùng độc hại cho sức khỏe của người tiêu dùng bị cấm lưu hành sẽ không có ai phản đối. Chất độc bảng A cấm lưu hành đại chúng, cũng không có ai phản đối. Trần truồng ở nơi công cộng cũng bị cấm. Những cấm đoán này dường như rất hiển nhiên và dễ dàng chấp nhận. Nhưng một sản phẩm nghệ thuật bị cấm lưu hành hay lưu hành hạn chế thường tạo ra những phản cảm. Không hẳn vì những nguy hại của một tác phẩm nghệ thuật khó xác định hay xác định không được nhất quán, mặc dù thường là như vậy, mà nghệ thuật dường như là một địa hạt đặc biệt có những đặc quyền được miễn trừ mặc dù rất khó xác định. Ngay cả những sản phẩm tiêu dùng được xác định là độc hại cho sức khỏe cũng chỉ dựa trên những hiểu biết của con người ở thời điểm hiện tại, có nghĩa là tính độc hại của những sản phẩm đó cũng có thể thay đổi theo thời gian. Giả sử như có một tác phẩm viết rằng Trần Hưng Đạo âm mưu cấu kết với quân Nguyên, hãm hại Trần Ích Tắc, buộc Trần Ích Tắc phải miễn cưỡng nhập Nguyên thì ứng xử của chúng ta với tác phẩm như vậy sẽ như thế nào? Tác phẩm như vậy có nguy hại là xuyên tạc lịch sử và gieo rắc những đánh giá các nhân vật lịch sử dựa trên sự xuyên tạc lịch sử, phá vỡ tính ổn định của văn hóa và truyền thống. Trong nhiều trường hợp, những xuyên tạc lịch sử trong các tác phẩm nghệ thuật lại được bỏ qua vì những lý do khác nhau. Vở kịch Thái hậu Dương Vân Nga đã xuyên tạc Nguyễn Bặc, Đinh Điền câu kết với nhà Tống. Đối với những công chúng không am hiểu lịch sử, vở kịch rất dễ gieo vào tri thức của họ rằng Nguyễn Bặc, Đinh Điền là những tên phản bội tổ quốc.Tôi luôn cảm thấy không ổn ở vở kịch này. Có thể xây dựng các nhân vật hư cấu câu kết với nhà Tống xâm lược hơn là xuyên tạc các nhân vật lịch sử àm việc này. Nhân danh cái gì chúng ta có thể gán cho một người vô tội tội phản bội tổ quốc dù chỉ là trong nghệ thuật? Nếu như một tác phẩm xuyên tạc về một nhân vật có thật cùng thời thì tác giả có thể bị kiện và tác phẩm sẽ bị cấm lưu hành vì tội xuyên tạc hay bôi nhọ, nhưng xuyên tạc một nhân vật lịch sử thì dường như đấy lại là vô can, lại là nghệ thuật. Người chết không thể đội mồ sống lại để khởi kiện tác giả. Đâu là giới hạn cho phép của nghệ thuật? Liệu nghệ thuật có quyền xuyên tạc thoải mái các nhân vật lịch sử? Các nhân vật lịch sử phải chịu khổ nạn vì nghệ thuật và họ không có quyền bảo vệ sự thật về mình trong nghệ thuật?
Ứng xử dân gian đối với các nhân vật lịch sử có thể phát lộ ra những cách tiếp nhận sự thật lịch sử khác. Vụ án Lệ chi viên của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ được dân gian sáng tác thành chuyện rắn báo oán. Bỏ qua những đặc điểm vay mượn có thể từ các nền văn hóa khác vốn là đặc điểm khá phổ biến của các câu chuyện dân gian, chuyện rắn báo oán có thể coi là một là một tác phẩm nghệ thuật tiếp cận lịch sử. Dân gian có thể thoải mái biến các nhân vật lịch sử thành rắn, thành hổ mà không gây ra những phản cảm về xuyên tạc lịch sử. Những chi tiết hư cấu mang tính phi thực như vậy tuy không phải là sự thật lịch sử nhưng cũng không xuyên tạc những nhận thức lịch sử về các nhân vật lịch sử được nói đến. Tức là ở đấy không có mâu thuẫn đối kháng giữa hư cấu và lịch sử.
[còn nữa]
Đề tài hay! Tiếp đi bác!
ReplyDeleteLịch sử không phải là fiction. Ít nhất lịch sử là sự kiện đã xảy ra, ví dụ ngày 27 tháng 12 năm 1972 lúc 21h12 máy bay Mỹ bỏ bom ở Hà Nội, bất kể nhìn theo chiều hướng nào thì sự kiện đó không thể thay đổi được. Ở đây nói đến lịch sử là nói đén sự kiện, không nói đến những cách nhìn sự kiện đó.
ReplyDeleteĐể tránh tranh cãi vô ích nếu Chaien viết được một tác phẩm kể rằng bản thân mình (tên là xyz rõ ràng chứ không phải xưng tôi) từng tằng tựu với mẹ của mình thì lúc đấy tôi mới tin rằng người ta có thể xuyên tạc những sự thực trong một tác phẩm fiction. Nếu không thể xuyên tạc về gia đình mình được thì làm sao có thể xuyên tạc về gia đình khác bởi vì các nhân vật lịch sử đều thuộc về một gia đình nào đó.
Chính quyền và xã hội chấp nhận sản phẩm văn hóa 'xuyên tạc' lịch sử là biểu hiện của một dân tộc trưởng thành, quá đủ hiểu biết về lịch sử để chiêm nghiệm những giả thiết và fiction khác. Bản thân lịch sử thực ra cũng chỉ là 1 fiction vì nếu lịch sử nhìn theo nhiều chiều lại hoàn toàn khác với lịch sử chính thống, nhưng như vậy lại bàn sang chuyên môn của ngành khoa học lịch sử rồi, mà đa phần ở Vn không ai biết.
ReplyDeleteCái đó thì trong văn học cũng có rồi: tiểu thuyết "L'Inceste" của Christine Angot, kể đã từng ngủ với bố đẻ của mình thế nào. Loại đó được xếp vào "autofiction".
ReplyDeleteTôi chưa đọc nên không biết, nhưng theo wiki thì tiểu thuyết Incest không rõ là autofiction hay là sự thật. Do đó nếu là sự thật thì đâu có phải là trường hợp xuyên tạc.
ReplyDeleteSự kiện là event và fact, không phải history - là cái narrative, bác có thể đọc thêm triết gia Mác-xít đồng thời cũng là sử gia đang thuộc loại hàng đầu thế giới Eric Hobsbawm để hiểu tại sao history (chính thống, atomic, holistic, chronology...) lại là fiction. Để kể chuyện/biến thành lịch sử chuyện Chaien đã ngủ với mẹ mình cần ít nhất 2 yếu tố. Một là có lợi gì (đạo đức, tiền bạc, danh vọng...) khi kể như vậy. Thay vì dùng ví dụ này nếu dùng ví dụ Chaien đã ngủ với mẹ của người đang tranh luận thì sao? có nên không? Yếu tố thứ hai cũng là lời giải thích cho chữ 'xuyên tạc' của bác, là background của người nghe là như thế nào. PR chuyên nghiệp có thể xếp chronology theo một trình tự khiến người đọc/nghe 'tự xuyên tạc' câu chuyện mà người kể không có lỗi, bác có thể tham khảo câu chuyện bộ phim tuyên truyền của chính phủ Nga chống lại Lê-nin nhưng cuối cùng lại hiệu quả ngược lại vì không hiểu cái background của dân chúng. Ví dụ rõ hơn bác có thể tưởng tượng ra cảnh một hôm về nhà thấy mẹ mình đang luống cuống mặc quần áo vào, Chaien từ toilet bước ra thấy bác cũng luống cuống... Đó là 2 sự kiện có thật, nhưng đó không phải là lịch sử. Lịch sử là ở chỗ người đàn bà đó sau kể lại thế nào, Chaien kể lại thế nào và bác kể lại thế nào, và (vi/tích phân một lần nữa) con cháu của 3 người này, người làm phim, nhà báo, xã hội, thế hệ sau kể lại thế nào .v.v. đó mới là lịch sử.
ReplyDelete