Đọc Hồi ký Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe tôi bắt gặp một đoạn có liên quan đến Trần Văn Giàu. Nhiều khi những chi tiết nhỏ lại cho thấy những nhân cách của một số người nổi tiếng mà ta không ngờ tới. Ông Trần Văn Giàu có bịa đặt hay không thì tôi không biết, nhưng bạn đọc có thể đánh giá về nhân cách của một nhà sử học theo chủ quan của mình. Đoạn trích sau ở trang 57-58
"Nhà in Thanh Nghị có 9 người làm: 7 người thợ (2 thợ máy, 5 em xếp chữ), 1 đốc công, Nguyễn Trọng Kiên, em anh Nguyễn Trọng Phấn trong ban biên tập, 1 phó đốc công Vũ Đăng Doanh, em tôi, kiêm thư ký kế toán.
Ngẫu nhiên, một hôm đọc cuốn "Giai cấp công nhân Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu, tôi phát hiện ra một đoạn viết:
"Phong trào đấu tranh của công nhân nội thành Hà Nội năm 1944, phát triển khá, thợ nhà in Viễn Đông tập thể đưa lên cho chủ yêu cầu tăng lương và đòi mua vải theo giá hội đồng; công nhân nhà in Xuân Thu cũng đưa yêu sách cho chủ, chủ nhượng bộ. Tháng hai năm đó, công nhân nhà máy in Lê Văn Tân yêu cầu được tăng lương, và được tăng một hạng một hào, một hạng hai hào, rồi tiếp tục đấu tranh lần sau được tăng lương gấp hai. Tại nhà in báo Tin Mới, anh em thợ xếp chữ đòi chủ tăng lương theo giá sinh hoạt, chủ nhận tăng gấp rưỡi. Từ tháng ba đến đầu tháng tư, công nhân nhà in báo Thanh Nghị cũng đấu tranh theo gương công nhân các nhà máy in kia, song ở đây có phần tử Tờ-rốt-kit phá hoại vì vậy mà cuộc đấu tranh thất bại."
Nhà in Thanh Nghị, cũng như cả tòa báo Thanh Nghị hoạt động không phải nhằm mục đích kinh doanh. Tất cả những người chỉ huy nhà in cũng như của tòa báo đều làm việc không lương, chuyện hiển nhiên ai cũng biết. Công nhân càng thấy rõ, quan hệ "chủ thợ" như trong gia đình. Trưởng kíp thợ, bác Thực là chú họ anh Đỗ Đức Dục - Thư ký tòa soạn báo Thanh Nghị; các thợ khác là con cháu bác. Bác Thực là độc giả thiết tha với báo T.N. Anh Kiên, em anh Nguyễn Trọng Phấn, là người Cộng Sản, tôi biết. Có phải là Tờ-rốt-kit không, tôi không biết. Bác Thực có phải là đảng viên Cộng Sản không, tôi không biết. Có cuộc đấu tranh đòi tăng lương trong nhà in T.N. không? Tôi cũng không biết nốt."
"Nhà in Thanh Nghị có 9 người làm: 7 người thợ (2 thợ máy, 5 em xếp chữ), 1 đốc công, Nguyễn Trọng Kiên, em anh Nguyễn Trọng Phấn trong ban biên tập, 1 phó đốc công Vũ Đăng Doanh, em tôi, kiêm thư ký kế toán.
Ngẫu nhiên, một hôm đọc cuốn "Giai cấp công nhân Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu, tôi phát hiện ra một đoạn viết:
"Phong trào đấu tranh của công nhân nội thành Hà Nội năm 1944, phát triển khá, thợ nhà in Viễn Đông tập thể đưa lên cho chủ yêu cầu tăng lương và đòi mua vải theo giá hội đồng; công nhân nhà in Xuân Thu cũng đưa yêu sách cho chủ, chủ nhượng bộ. Tháng hai năm đó, công nhân nhà máy in Lê Văn Tân yêu cầu được tăng lương, và được tăng một hạng một hào, một hạng hai hào, rồi tiếp tục đấu tranh lần sau được tăng lương gấp hai. Tại nhà in báo Tin Mới, anh em thợ xếp chữ đòi chủ tăng lương theo giá sinh hoạt, chủ nhận tăng gấp rưỡi. Từ tháng ba đến đầu tháng tư, công nhân nhà in báo Thanh Nghị cũng đấu tranh theo gương công nhân các nhà máy in kia, song ở đây có phần tử Tờ-rốt-kit phá hoại vì vậy mà cuộc đấu tranh thất bại."
Nhà in Thanh Nghị, cũng như cả tòa báo Thanh Nghị hoạt động không phải nhằm mục đích kinh doanh. Tất cả những người chỉ huy nhà in cũng như của tòa báo đều làm việc không lương, chuyện hiển nhiên ai cũng biết. Công nhân càng thấy rõ, quan hệ "chủ thợ" như trong gia đình. Trưởng kíp thợ, bác Thực là chú họ anh Đỗ Đức Dục - Thư ký tòa soạn báo Thanh Nghị; các thợ khác là con cháu bác. Bác Thực là độc giả thiết tha với báo T.N. Anh Kiên, em anh Nguyễn Trọng Phấn, là người Cộng Sản, tôi biết. Có phải là Tờ-rốt-kit không, tôi không biết. Bác Thực có phải là đảng viên Cộng Sản không, tôi không biết. Có cuộc đấu tranh đòi tăng lương trong nhà in T.N. không? Tôi cũng không biết nốt."
Vũ Đình Hòe có dẫn nguồn đoạn trích từ sách của ông Trần Văn Giàu rõ ràng: NXB Sử học, Hà Nội, 1963, tập III, trang 159.
ReplyDeletetks bác .Tôi cũng đọc Vũ Đình Hoè mà không để ý chi tiết này. Còn về "sử gia" VN, tôi có một "tiểu kết" mang tính cá nhân là nghiên cứu càng xa thời hiện đại, các sử gia của ta càng cho ra được kết quả gần với sự thật
ReplyDeletePhai xem cuon "Giai cấp công nhân Việt Nam" của GS Trần Văn Giàu da duoc ong viet luc nao.
ReplyDeleteCo lan ong ke voi chung toi khi ong o Ha Noi (truoc 1975), di tren duong Lo Duc, ong nghi den chuyen tu tu. Khg biet cuon sach do duoc viet hay sau khi ong muon tu tu.
Ke xong, ong thong them mot cau, chuyen muon tu tu nay chua fo bien nha may dua.
Ong Giau cung co mot quyen hoi ky, khong biet da bao gio in chua, toi moi chi nhin thay ban thao.
ReplyDeleteTôi không rõ nhưng nếu có sai sót thì có thể do bác Giàu viết lại từ 1 nguồn tin thứ chính (secondary source), mà nguồn tin này đã bị chỉnh lý hoặc có thêm quan điểm cá nhân vào. Nếu ai có làm công tác biên tập Sử thì biết rõ.
ReplyDeleteTôi cũng không nghĩ rằng trong gia đình thì hoàn toàn không có chuyện xích mích về tiền bạc. Thực tế cũng đã chứng minh rất nhiều về điều này. Ngoài ra, bất hòa không phải là hiếm.
Ngoài ra, phần tử Tơ-rơ-kit được đề cập không nói rõ là bên trong hay bên ngoài nhà in nên cũng khó xác định nguồn tin thuộc dạng bí mật hay không bí mật hay độ tin cậy đến đâu.
Ông Trần Văn Giàu cũng "dữ dằn" phết đấy bác Đông A ạ. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc những tư liệu "chính thống" thế này thì họa may biết phân nửa sự thật là cùng :)
ReplyDeleteÔng Giàu thì ghét Tờ-rốt-kít lắm rồi, cái chết của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và nhiều người Troskist khác có thể có dính bàn tay của ông Giàu.
ReplyDelete