Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải
Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?
Tháp người Hời nguyên là giống Angkor!
Mải vật lộn, quên cả đài cao mộng lớn
Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ?
Ôi khô khan! Ôi gay gắt ! Nhưng đừng vội tủi
Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam
Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ?
Ta chẳng biết!
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm
Nguyễn Huy Tưởng
Lời đề tựa cho vở kịch Vũ Như Tô. Tôi chợt nhớ đến Vũ Như Tô. Đôi khi có những điều chợt đến chợt đi, và nghĩ lại thấy cũng thật kỳ lạ. Tôi đọc Toàn thư, đọc đến dòng này:
" Tô cũng bị quăng xác ra ngoài chợ, quan dân ai cũng chỉ trỏ xác hắn mà chê cười, có người còn nhổ nước bọt."
Lời của sử quan lạnh lùng và chân xác. Chết rồi còn bị nhổ nước bọt. Bãi nước bọt là công luận, là cái quan luận định. Có những vấn đề mà đến tận ngày nay chúng ta nhìn lại vẫn còn phân vân không rõ là phải hay là không phải. Trường hợp của Vũ Như Tô là một ví dụ. Chúng ta nhìn lại con đường mà Vũ Như Tô đang đi, tuy không còn lớp sương mù bao phủ ở đó, nhưng xung quanh chúng ta lại có những sương mù bao phủ làm cho không thể thấy được con đường. Họ đi trong sương, lớp sương giờ đã tan, còn chúng ta, vẫn đang đi trong sương, và khi ngoảnh lại nhìn, cũng không nhìn ra được. Tôi nhớ tới bài thơ Trong sương của Hesse mà có lần tôi thử dich. Tôi biết bài thơ này không trong một trường hợp đặc biệt, bài thơ này nằm ở cuối một quyển sách học tiếng Đức, nhưng nó để lại ấn tượng rất mạnh trong tôi, mặc dù lúc đó tiếng Đức của tôi rất tồi.
Trong sương
Lạ kỳ, trong sương dạo bước
Từng cây hòn đá lẻ loi
Không cây nào thấy cây khác
Tất cả đều thành đơn côi.
Thế giới với tôi toàn bạn
Khi cuộc đời tôi sáng soi
Giờ đây màn sương bao phủ
Đâu còn thấy rõ để coi.
Chẳng ai khôn ngoan, thật thế
Nào hay biết đến tối tăm
Lặng yên và không tránh khỏi
Chia lìa tất cả chung quanh.
Lạ kỳ, trong sương dạo bước
Cuộc đời thật quá lẻ loi
Không ai biết đến người khác
Tất cả đều thành đơn côi
Hermann Hesse
Tôi nhớ tới một con người khác. Lê Tương Dực. Đây là một ông vua có tham vọng văn hóa lớn. Ông sai Lê Tung soạn Đại Việt thông giám tổng luận, một bài tổng quan về lịch sử Đại Việt. Thời ông cai trị, Vũ Quỳnh soạn Đại Việt thông giám thông khảo. Thời gian cai trị của ông vẻn vẹn chỉ có 8 năm, từ lúc 16 tuổi đến lúc bị giết chết, 24 tuổi, lại không ít can qua, vậy mà có đến hai tài liệu lịch sử quan trọng được làm ra, cho thấy tầm nhìn văn hóa sâu rộng của Lê Tương Dực. Ông còn soạn ra sách Trị bình bảo phạm, một tài liệu về chính trị và quản lý xã hội thời bấy giờ. Đỗ Nhạc soạn bài ký ở Quốc Tử giám có viết về ông:
"Vua thông minh xứng đáng bậc vua, sáng suốt làm gương cả nước, khôi phục quy mô xây dựng cơ nghiệp của Thái Tổ, mở rộng nền móng văn giáo thịnh trị của Thánh Tông. Ban đầu đặt kinh diên, lưu tâm điển tịch. Sáng vầng sao Khuê ngang trời dọc đất thì có tập Bảo thiên thanh hạ ; mở gương trị giáo mẫu mực xưa nay thì có tập Quang thiên thanh hạ. Thánh học ngày càng cao minh, thánh đức ngày càng thuần tuý. Hơn nữa, đến nhà Thái học hỏi về đạo trị nước, ra nơi điện đình thi chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm. Đã sai quan chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm. Đã sai quan trùng tu Quốc tử giám và làm mới nhà bia, lại nghĩ tới hai khoa Ất Sửu, Mậu Thìn chưa có dựng bia, liền sai quan khắc bia soạn ký để dựng lên. Như vậy có thể thấy được cái ý tôn sùng đạo học, khuyến khích hiền tài sâu sắc dường nào!"
Vậy mà không biết tại sao dân gian gọi ông là vua lợn, là đầu mối của loạn lạc và làm đổ nát vương triều nhà Lê.
Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?
Tháp người Hời nguyên là giống Angkor!
Mải vật lộn, quên cả đài cao mộng lớn
Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ?
Ôi khô khan! Ôi gay gắt ! Nhưng đừng vội tủi
Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam
Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ?
Ta chẳng biết!
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm
Nguyễn Huy Tưởng
Lời đề tựa cho vở kịch Vũ Như Tô. Tôi chợt nhớ đến Vũ Như Tô. Đôi khi có những điều chợt đến chợt đi, và nghĩ lại thấy cũng thật kỳ lạ. Tôi đọc Toàn thư, đọc đến dòng này:
" Tô cũng bị quăng xác ra ngoài chợ, quan dân ai cũng chỉ trỏ xác hắn mà chê cười, có người còn nhổ nước bọt."
Lời của sử quan lạnh lùng và chân xác. Chết rồi còn bị nhổ nước bọt. Bãi nước bọt là công luận, là cái quan luận định. Có những vấn đề mà đến tận ngày nay chúng ta nhìn lại vẫn còn phân vân không rõ là phải hay là không phải. Trường hợp của Vũ Như Tô là một ví dụ. Chúng ta nhìn lại con đường mà Vũ Như Tô đang đi, tuy không còn lớp sương mù bao phủ ở đó, nhưng xung quanh chúng ta lại có những sương mù bao phủ làm cho không thể thấy được con đường. Họ đi trong sương, lớp sương giờ đã tan, còn chúng ta, vẫn đang đi trong sương, và khi ngoảnh lại nhìn, cũng không nhìn ra được. Tôi nhớ tới bài thơ Trong sương của Hesse mà có lần tôi thử dich. Tôi biết bài thơ này không trong một trường hợp đặc biệt, bài thơ này nằm ở cuối một quyển sách học tiếng Đức, nhưng nó để lại ấn tượng rất mạnh trong tôi, mặc dù lúc đó tiếng Đức của tôi rất tồi.
Trong sương
Lạ kỳ, trong sương dạo bước
Từng cây hòn đá lẻ loi
Không cây nào thấy cây khác
Tất cả đều thành đơn côi.
Thế giới với tôi toàn bạn
Khi cuộc đời tôi sáng soi
Giờ đây màn sương bao phủ
Đâu còn thấy rõ để coi.
Chẳng ai khôn ngoan, thật thế
Nào hay biết đến tối tăm
Lặng yên và không tránh khỏi
Chia lìa tất cả chung quanh.
Lạ kỳ, trong sương dạo bước
Cuộc đời thật quá lẻ loi
Không ai biết đến người khác
Tất cả đều thành đơn côi
Hermann Hesse
Tôi nhớ tới một con người khác. Lê Tương Dực. Đây là một ông vua có tham vọng văn hóa lớn. Ông sai Lê Tung soạn Đại Việt thông giám tổng luận, một bài tổng quan về lịch sử Đại Việt. Thời ông cai trị, Vũ Quỳnh soạn Đại Việt thông giám thông khảo. Thời gian cai trị của ông vẻn vẹn chỉ có 8 năm, từ lúc 16 tuổi đến lúc bị giết chết, 24 tuổi, lại không ít can qua, vậy mà có đến hai tài liệu lịch sử quan trọng được làm ra, cho thấy tầm nhìn văn hóa sâu rộng của Lê Tương Dực. Ông còn soạn ra sách Trị bình bảo phạm, một tài liệu về chính trị và quản lý xã hội thời bấy giờ. Đỗ Nhạc soạn bài ký ở Quốc Tử giám có viết về ông:
"Vua thông minh xứng đáng bậc vua, sáng suốt làm gương cả nước, khôi phục quy mô xây dựng cơ nghiệp của Thái Tổ, mở rộng nền móng văn giáo thịnh trị của Thánh Tông. Ban đầu đặt kinh diên, lưu tâm điển tịch. Sáng vầng sao Khuê ngang trời dọc đất thì có tập Bảo thiên thanh hạ ; mở gương trị giáo mẫu mực xưa nay thì có tập Quang thiên thanh hạ. Thánh học ngày càng cao minh, thánh đức ngày càng thuần tuý. Hơn nữa, đến nhà Thái học hỏi về đạo trị nước, ra nơi điện đình thi chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm. Đã sai quan chọn bọn học trò, then máy cổ võ lại càng chu đáo lắm. Đã sai quan trùng tu Quốc tử giám và làm mới nhà bia, lại nghĩ tới hai khoa Ất Sửu, Mậu Thìn chưa có dựng bia, liền sai quan khắc bia soạn ký để dựng lên. Như vậy có thể thấy được cái ý tôn sùng đạo học, khuyến khích hiền tài sâu sắc dường nào!"
Vậy mà không biết tại sao dân gian gọi ông là vua lợn, là đầu mối của loạn lạc và làm đổ nát vương triều nhà Lê.
Vâng, vua lợn. Thực ra gốc gác "vua lợn" là do sứ nhà Minh nhận xét. Nguyên văn "Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lại lệch, tính háo dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu". Sách lịch sử thời nhỏ tôi học vẫn gọi thời này là vua lợn, cùng với vua quỷ trước đó.
ReplyDeleteVấn đề không nằm ở chỗ đúng sai, vấn đề nằm ở chỗ các sử gia phong kiến đã lấy tiêu chí nào làm chỗ dựa để họ có quyền được phán xét và đánh giá người khác (dù với người hiện đại thì thấy rằng lối viết sử đó rất lạnh lùng)
ReplyDeleteMột điểm lưu ý nữa không biết bác Đông A có đồng ý với nhà cháu không, khi sử gia (Trung Quốc và Việt Nam) chê một ai đó, họ chủ yếu chê về mặt nhân cách (nhân cách theo tiêu chí của Nho gia). Lê Tương Dực bị chê về nhân cách chứ không bị chê về mặt tri thức. Dù có giỏi mấy thì giỏi anh có tì vết đạo đức là không xong với mấy tay sử gia. Đây là do ảnh hưởng từ hệ giá trị của Nho gia. Nhà Nho không sợ bị chê là bất tài sợ nhất là bị chê "vô hạnh"....Với Nho gia, "đức phối thiên" vì thế lưỡi hái dư luận thường chém vào lối hành xử đạo đức và nhân cách...
Và theo thiển ý của nhà cháu, đến bi giờ chúng ta vẫn dùng độc chiêu muốn hạ gục (hay "hạ nhục") một ai đó, người ta luôn cố ý đánh vào mặt đời sống riêng tư, tạo nên những tin đồn và bôi xấu người đó từ mặt đạo đức...Tai hại lắm thay!
Lê Tương Dực có nhiều nét giống Tùy Dương Đế Dương Quảng : cả hai đều gian dâm , giết hại thân tộc, xa hoa vô độ , xây dựng nhiều công trình , tài hoa xuất chúng , thông minh cái thế , đều bị bức tử . Nhưng ngày nay người đời nhớ Dương Quảng nhiều hơn Lê Tương Dực .
ReplyDeleteĐáng tiếc cho Cửu Trùng đài , cung A Phòng không còn vẫn còn A Phòng cung phú riêng Cửu trùng đài thì chẳng có bài thơ , phú nào lưu lại , chắc chỉ có mỗi vở kịch Vũ Như Tô .
Sở dĩ nói Trư Vương là đầu mối loạn lạc vì thời này giặc cướp như ong : loạn Trần Tuân , Trần Cảo, .....và chính trong đời này đã xuất hiện một nhân vật kiêu hùng - kẻ sau này tiếm ngôi nhà Lê : Mạc Đăng Dung . Nhờ loạn lạc nên Mạc Đăng Dung đã tiến rất nhanh trên vũ đài chính trị , 11 năm sau khi Lê Tương Dực chết , Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê và lập ra nhà Mạc .
Đúng hay sai thật sự rất khó phân biệt.Giống như Tẩn THủy Hoàng, người ta gọi ông ta là 1 người bạo chúa nhưng không thể phủ định những công lao của ông. Giống như người đời thường ghét Hồ Quý Ly vì ông ta cướp ngôi nhà Trần và ông ta đã làm mất nước. Nhưng có mấy ai nhớ đến những đóng góp của ông trong lịch sử.
ReplyDeleteVở kịch Vũ Như Tô tôi đã xem lâu lắm rồi. Thật sự đến lúc xem vở kịch ấy tôi mới biết Vũ Như Tô là ai. Thật sự lúc xem xong tôi vẫn không biết được câu trả lời rằng ông ta đúng hay sai. Tôi chỉ biết ông ta không có tội Tôi chỉ biết ông ta muốn xây dựng 1 công trình để nước Việt có thể tự hào. Nhưng buồn thay, thời điểm ông xây lại là lúc nhân dân đói khổ. Giống như thời điểm Hồ Quý Lý chiếm ngôi nhà Trần lại là lúc Chu Lệ-Minh Thái Tổ-một ông vua hiếu chiến cướp ngôi. Có lẽ Quý Ly bị ghét là do ông đã không giữ được nước. Aniway, tất cả có thể gói chung 1 chữ thiên thời. Nếu như Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài vào thời điểm hoà bình, nhân dân no đủ-->ông ta đã không bị dân ghét như thế.
vua lợn??
ReplyDeleteSách sử thì chẳng ghi lại mấy, chỉ vài dòng trong Cương mục với Toàn Thư, mãi sau này tới thế kỷ 20, ông Nguyễn Huy Tưởng mới dựa vào đó để mà tưởng tượng ra bi kịch Vũ Như Tô. Cả Tương Dực cũng vậy, thực sự ông ta là người thế nào, cũng thiếu các sử liệu để có thể có kết luận khách quan. Một số người dựa vào vở kịch Vũ Như Tô để đánh giá Như Tô thì sao lại không dựa vào vở này để đánh giá Tương Dực (là một bạo chúa ở trong vở). Không rõ Tương Dực thực sự thế nào nhưng đọc trong Tòan Thư thì tôi cảm thấy ông ta không thể là một minh quân được, nếu không nói là rõ ràng là hôn quân.
ReplyDelete@quachhienbb: Sử gia phong kiến dựa vào quan điểm Nho gia để đánh giá các nhân vật lịch sử xem ra còn khách quan và trung thực hơn nhiều các sử gia hiện đại đánh giá nhân vật lịch sử theo "lập trường giai cấp".
Ôi,Cửu trùng đài! Ôi mộng lớn! Bi kịch của nội tại cũng là bi kịch của nhân loại.Và bạo chúa hành động vì đại sự cũng mang nhiều nỗi đau lắm chứ có sung sướng gì?! Nhiều khi quan tài đã đóng nắp lâu rồi mà sử vẫn chưa mở ra!!!
ReplyDeleteNhững minh quân thời xưa thường để cho sử quan (quan viết sử) tùy ý viết lại sự kiện và bình luận mà không can thiệp cũng như được biết nội dung. Thường chỉ khi vua chết hay truyền ngôi hoặc sau một thời gian dài mới mở sử. Nhưng trong thời các hôn quân , bạo chúa thì các sử quan cũng bị thao túng nhiều. Hoặc thành công cụ tô hồng chuốc tía cho hình ảnh của vua đương thời, hoặc chịu cảnh o ép và viết sử cho khéo để không quá sai sự thật mà cũng tránh họa cho bản thân và gia quyến. Quan viết sử thời nay thì khác , là công cụ rõ rệt rồi. Nói lại chuyện Vũ Như Tô. Vũ cũng chỉ muốn mượn tay vua để thỏa mộng lớn, ngờ đâu họa lớn ! Nhưng nhận thấy những thành tựu văn hóa lớn của nhân loại thường được làm ra trong thời của các bạo chúa. Phải vậy không các bác!?
ReplyDeleteLê Thánh Tông "giật mình" như lời bạn quachhiennb cũng vì sự lên ngôi của ông không hẳn là quang minh, mà bằng con đường đảo chính và cái chết của người anh Nghi Dân. Sử gia chép theo hướng Nghi Dân là loạn tặc, không chính thống và do đó Tư Thành mới là chính thống thì tất nhiên Thánh Tông không bắt sửa rồi. Ví dụ nếu sử gia chép khác thì lấy gì làm chắc là Thánh Tông không bắt ông ta sửa.
ReplyDeleteĐoạn trích Lương Khải SIêu của bạn quachhienbb có phần khó hiểu, tôi chưa hiểu ý phê phán của Lương ở đây là gì.
Bác Dong A, nếu tôi không lầm thì những việc làm trên của Tương Dực xảy ra khi ông mới lên cầm quyền. Trong sử sách cũng cho rằng ông là một vị vua nhiều hứa hẹn khi ông mới lên ngôi, nhưng sau đó, ông có nhiều việc làm mất lòng triều thần. Trong lịch sử cũng không hiếm gì các vị vua khởi đầu rất hứa hẹn nhưng rồi triều đại suy sụp cũng từ họ: Ngô Phù Sai, Tùy Dượng Đế, Đường Minh Hoàng...
Trong lịch sử Việt Nam có Lê Thánh Tông là vị vua duy nhất đòi xem quốc sử. Sử quan lúc đầu từ chối, sau vẫn phải đưa cho xem. Chuyện này bị chép vào sử và là vết nhơ cho Lê Thánh Tông. Cách chép sử ngày xưa cũng có điểm hay. Nhưng Hồ Thích rất phê phán cách chép sử ngày xưa (kinh Xuân Thu) và cho rằng phép chép sử của Xuân Thu là phản sử.
ReplyDeleteToàn thư chép:
Vua muốn xem quốc sử, sai nội quan tới hàn lâm viện dụ riêng sử quan Lê Nghĩa rằng: "Trứơc kia, Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?".
Nghĩa trả lời: "Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại, Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng cũng chưa phải là hiền thần".
Nội quan nói: "Vua muốn xem ghi chép hằng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8".
Nghĩa trả lời: "Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!".
Nội quan nói: "Vua bảo là xem những ghi chép hằng ngày để biết trước có lỗi gì còn có thể sửa được".
Nghĩa nói: "Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem quốc sử".
Nội quan dụ bảo nhiều lần, Nghĩa nói:
"Thành chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc, thế dẫu không khuyên can mà cũng không là khuyên can".
Rồi dâng những ghi chép hằng ngày lên. Vua xem xong trả lại cho Sử Viện.
Tôi nghĩ rằng một vị vua biết sai quần thần soạn một bài tổng luận về lịch sử là một vị vua có ý thức về văn hóa. Một vị vua biết soạn sách về chính trị và quản lý đất nước là một vị vua có ý thức về trách nhiệm ngôi vị của mình. Một vị vua có thể làm thơ, thù tạc với sứ giả là một vị vua có học thức. Một vị vua có trách nhiệm, có học thức và có văn hóa ít nhất sẽ là một vị vua được. Đấy là còn chưa nói vị vua đấy còn rất trẻ.
ReplyDeleteDạ, cháu nghĩ thế này ạ. Vua Lê Thánh Tông đòi xem sử (chứ không ép sử gia sửa sử) là vì ông ấy biết rõ sử có sức mạnh như thế nào và ông ấy biết "sợ" bút lực của các sử gia. Hành động đòi xem sử ấy của Lê Thánh Tông là một sự "giật mình".Cháu thấy đó là một hành động rất con người ở một ông vua chữ nghĩa đầy mình như thế...
ReplyDeleteCháu chưa khảo sát nhưng cháu cho rằng người đầu tiên phê lối chép sử ngày xưa chính là Lương Khải Siêu.Trong tiểu luận "Tân sử học", ông ấy đã chỉ ra 4 nguyên nhân và 2 tệ bệnh của sử cổ. Có một đoạn Lương Khải Siêu viết rất hay về cái gọi là "sử chính thống" thời cổ đại:
" Sai lầm của sử học Trung Quốc là chưa từng có người nào bàn về chính thống. Nói về chính thống là cho rằng "thiên hạ một ngày không thể không có vua", cho đó là có "thống". Lại cho rằng "trời không có hai mặt trời, dân không thể có hai vua", thế là có chính thống. Thống có nghĩa là nói đến những người do trời lập nên và làm chủ của dân. Chính có nghĩa là chỉ có duy nhất một cái là chân chính còn ngoài ra là nguỵ tạo. Hơn một nghìn năm lại đây những nhà Nho hủ lậu chăm chắm vào việc ấy, xắn tay áo giúp hô vang thanh thế, khẩu chiến bằng ngòi bút, dài dòng lê thê, không thể nói hết, dùng một câu để bao quát thì đó là: do sự trói buộc của bản tính nô lệ mà quay lại xúi giục căn tính nô lệ của bọn hậu nhân mà thôi. Điều ấy không thể không biện biệt" (Dịch từ nguyên bản Trung Văn)...
Về Lê Tương Dực, cháu không dám lạm bàn. Sau một thời gian tiếp xúc với tác phẩm của cổ nhân cháu nhận thấy rằng luôn có sự đồng cảm của người nay với người xưa. Sự đồng cảm ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có chung một bi kịch chẳng hạn...
Sử gia cổ đại họ không được quyền đồng cảm. Họ nắm "quyền hành" "khuyến trừng" trong tay, họ phải làm trọn "đạo" của 1 sử gia ....
Đó là về khí cạnh lịch sử. Còn Đan Thiềm? Mọi người nghĩ về Đan Thiềm thế nào? Theo dõi chủ đề này , tự dưng lại muốn viết tiếp cái kịch bản "Hoàng đế Quang TRung". Có dịp , xin thỉnh giáo quý vị về kiến thức lịch sử!!!
ReplyDeleteĐan Thiềm là một nhân vật hư cấu nên không có đối chiếu trong sử. Xét về logic thì nhân vật này không được hợp lý vì cung nữ làm sao lại giao du được với dân thường. Xét về mặt ý nghĩa thì tôi nghĩ Đan Thiềm như một biểu tượng của nghệ thuật và khát vọng. Khi xem kịch Vũ Như Tô, tôi cảm thấy Lê Khanh đóng Đan Thiềm không được. Lê Khanh không có khuôn mặt thánh thiện, thơ ngây và khát vọng của nghệ thuật.
ReplyDeleteTheo thiển ý thì Đan Thiềm là "phân thân" của chính họ Vũ mà thôi. Đây là sáng tạo lớn của Nguyễn Huy Tưởng. Cái cô đơn của người ôm mộng lớn là vậy, chỉ tri âm được với chính mình! Xin phép bác Đông A không bàn đến hình tượng Đan thiềm của Lê Khanh. Dẫu sao, nghệ thuật cũng là cái Tinh thần mà. Phải không bác!?
ReplyDeleteĐại Việt sử ký toàn thư được biên soạn dưới thời Lê Thánh Tông có nhiều số liệu không chính xác (số lượng quân đội thời bấy giờ.....), có lẽ vị vua này đã nhúng tay vào ?
ReplyDeleteLê Thánh Tông là 1 vị vua xuất chúng , võ công văn trị mặt nào cũng xuất sắc nhưng tiếc thay lại chết trong tay một người đàn bà . Nếu ông
không chết đột ngột như vậy thì liệu vương triều Lê có bước vào giai đoạn suy vong hay không ? Hiến Tông kế vị 7 năm , cũng vì nữ sắc mà theo bước tiên vương . Sau đó thì bắt đầu một thời kỳ u ám do Quỷ vương , Trư Vương nắm quyền dẫn đến Lê sơ diệt vong .
À ở đây lại có cái lý thú là sao Nguyễn Huy Tưởng lại tự so sánh người cầm bút với Đan Thiềm chứ không phải Vũ Như Tô, trong khi Vũ Như Tô mới đích thực là một nghệ sĩ, một người sáng tạo, còn Đan Thiềm chỉ là người hỗ trợ, nâng niu và có thể phần nào là tạo cảm hứng cho Vũ Như Tô.
ReplyDeleteAnh Đông A ơi "Khi xem kịch Vũ Như Tô, tôi cảm thấy Lê Khanh đóng Đan Thiềm không được. Lê Khanh không có khuôn mặt thánh thiện, thơ ngây và khát vọng của nghệ thuật." Khát vọng nghệ thuật thì đúng, nhưng trong kịch bản thì Đan Thiềm là 1 cung nữ đã ở tuổi xế chiều mà. Người mà vua bảo "chỉ nhìn cái bản mặt đã hết mọi hứng thú..."
ReplyDeleteĐưa cái đẹp đến với người đọc - quần chúng -> có phải sứ mệnh của người cầm bút & khát vọng của Đan Thiềm?
ReplyDeleteôi ĐAn thiềm! ôi mộng lớn!
ReplyDelete@Diep-vy : Theo mình thì không hoàn toàn đâu. Khát vọng của Đan THiềm cũng là của Vũ Như Tô là khát vọng làm nên "cửu trùng đài", làm nên những điều cao đẹp để "quần chúng-nhất thời" có thể không đồng cảm nhưng "quần chúng-vĩnh cửu" có thể lấy đấy làm tự hào!
ReplyDelete@anh Linh : Theo em Đan Thiềm là biểu tượng của khát vọng nghệ thuật cũng như hối thúc sáng tạo của chính họ Vũ. Nói cách khác Đan Thiềm là một "phân thân" của Vũ Như Tô thôi.
tim` mai~ moi' ra.................. thank u so so so much.......!!!!!!!!
ReplyDeleteThanks
ReplyDelete