"Đã có lúc tôi có thể gọi tên những người tôi chịu ảnh hưởng, những người thầy của tôi. Nhưng bây giờ trong nhận thức của tôi chỉ lưu lại những "nhân vật", nửa thánh, nửa cuồng. Những "nhân vật" này, có thể, hơi ám ảnh, nhưng không phải bởi ma quỷ; có thể nói đó là những "thanh cuồng". Giữa những người còn sống tôi gọi tên Robert Bresson. Giữa những người đã khuất - Lev Tolstoy, Bach, Leonardo de Vinci... Cuối cùng, tất cả họ đều cuồng. Bởi vì họ tuyệt đối chẳng tìm gì cả trong đầu mình. Họ sáng tạo không phải với sự trợ giúp của trí não... Họ vừa làm tôi sợ, vừa gây cảm hứng. Hoàn toàn không thể lý giải được sự sáng tạo của họ. Cả ngàn trang giấy viết về Bach, Leonardo và Tolstoy, nhưng kết quả chẳng một ai có thể lý giải được điều gì. Chẳng một ai, may quá, có thể tìm ra, chạm được đến sự thật, đụng được đến bản chất sự sáng tạo của họ. Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng sự phi thường không thể lý giải được... "
"Ví dụ nhà điện ảnh thực sự đối với tôi là Robert Bresson. Tôi cho rằng Nhật ký của vị linh mục làng quê là một bộ phim vĩ đại. Bresson tạo ra những cảnh khi ở nơi ông xuất hiện nhu cầu với chúng. Chủ định bắt ông phải tuân theo lương tri nghệ sĩ của ông, tư tưởng của ông. Ông sáng tạo không phải cho bản thân mình, không phải vì danh tiếng, không phải vì ca tụng. Ông chẳng bận tâm người ta có hiểu ông hay không, báo chí đánh giá ông thế nào, người ta có nên xem hay không nên xem phim của ông. Ông chỉ tuân theo những quy luật nghệ thuật khách quan và tối thượng nào đấy, ông xa lạ với tất cả những quan tâm săn sóc, cả Nhà thơ và thảo dân của Pushkin bi kịch cũng xa ông. Vì vậy, những cảnh của Bresson có được sự dung dị, thanh tao, đường hoàng đáng kinh ngạc. Bresson là người duy nhất biết chịu được những thử thách vinh quang, còn mãi là chính mình."
(Đông A dịch từ "Những bài học đạo diễn" của A. Tarkovsky, Maxcova 1993)
"Ví dụ nhà điện ảnh thực sự đối với tôi là Robert Bresson. Tôi cho rằng Nhật ký của vị linh mục làng quê là một bộ phim vĩ đại. Bresson tạo ra những cảnh khi ở nơi ông xuất hiện nhu cầu với chúng. Chủ định bắt ông phải tuân theo lương tri nghệ sĩ của ông, tư tưởng của ông. Ông sáng tạo không phải cho bản thân mình, không phải vì danh tiếng, không phải vì ca tụng. Ông chẳng bận tâm người ta có hiểu ông hay không, báo chí đánh giá ông thế nào, người ta có nên xem hay không nên xem phim của ông. Ông chỉ tuân theo những quy luật nghệ thuật khách quan và tối thượng nào đấy, ông xa lạ với tất cả những quan tâm săn sóc, cả Nhà thơ và thảo dân của Pushkin bi kịch cũng xa ông. Vì vậy, những cảnh của Bresson có được sự dung dị, thanh tao, đường hoàng đáng kinh ngạc. Bresson là người duy nhất biết chịu được những thử thách vinh quang, còn mãi là chính mình."
(Đông A dịch từ "Những bài học đạo diễn" của A. Tarkovsky, Maxcova 1993)
No comments:
Post a Comment